T6, 09 / 2022 6:41 chiều | admin2
Thông cống nghẹt tại Phú Quốc
Thông cống nghẹt tại Phú Quốc
chả băm giá sỉ
chả băm giá sỉ
báo giá lan can đá
báo giá lan can đá
dây cáp điện năng lượng mặt trời
dây cáp điện năng lượng mặt trời
máy gps rtk
máy gps rtk
Dịch vụ chuyển nhà tại Cầu giấy
Dịch vụ chuyển nhà tại Cầu giấy
phụ tùng xe nâng bình dương
phụ tùng xe nâng bình dương
thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp
thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp
yamazaki smoky batch
yamazaki smoky batch

Tết Trùng cửu là một ngày Tết cổ xưa của người Việt nhưng hiện nay còn rất ít người biết đến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngày Tết này qua bài viết dưới đây nhé!

Tết Trùng cửu là ngày gì?

Tết Trùng cửu hay Tết Trùng Dương là ngày 9 tháng 9 Âm lịch. Gọi là Trùng cửu là vì ngày này là sự lặp lại của hai số 9 (biểu tượng cho sự trường thọ).

Tết này còn có tên gọi khác là “Tứ Thành” có ý nghĩa là “Tạm biệt cỏ xanh”. “Cỏ xanh” tượng trưng cho mùa thu thời điểm cỏ cây xanh tốt, thời điểm đẹp để du ngoạn và thưởng ngoạn.

Tết Trùng cửu là dịp cuối để vui chơi trướng khi mùa đông giá lạnh tới gõ cửa.

Tết Trùng cửu bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa rồi lan sang Việt Nam từ xưa nhưng đến nay đã mai một dần. Tuy nhiên nhiều người lớn tuổi ở Việt Nam vẫn có những ký ức đẹp về ngày lễ này. 

tet-trung-cuu-2

Tết Trùng cửu vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch

Ý nghĩa ngày Tết Trùng cửu

Tết Trùng cửu bắt nguồn từ những truyền thuyết xưa nhưng ngày nay những lễ hội vẫn thể hiện những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. 

Những phong tục như leo núi, uống rượu hoa cúc… đều có tác dụng tăng sức đề kháng mọi người trước mùa đông khắc nghiệt. Leo núi còn giúp nâng cao thể trạng cơ thể và giúp tinh thần sảng khoái.

Ngoài ra Tết Trùng Cửu còn là ngày báo hiếu cha mẹ, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên những người đã khuất. Các thành viên trong gia đình cùng chúc nhau may mắn, sức khỏe, trường thọ.

Tết Trùng cửu từ xưa đã trở thành một nén văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Tuy nhiên ngày này đã không còn phổ biến nhưng giá trị nhân văn của nó vẫn là một nét đẹp đáng được tôn vinh và tự hào.

tet-trung-cuu-3

Tết Trùng cửu mang ý nghĩa sức khỏe, may mắn, trường thọ

Nguồn gốc ngày Tết Trùng cửu ở Việt Nam

Có nhiều sự tích và truyền thuyết về ngày Tết Trùng cửu. Ngày Tết này có thể bắt nguồn từ thời nhà Hán. Ngô Quân thời Nam Triều trong “Tục Tề hài ký ‘’ có chép một câu chuyện.

Theo tương truyền đời Hậu Hán (trong khoảng năm 25-250) có một người tên Hoàng Cảnh người Nhữ Nam theo học đạo với Phí Trường Phòng.

Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: “Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”.

Nghe lời thầy căn dặn và Hoàng Cảnh làm theo quả thực đến tối khi quay trở lại thì thấy gà, vịt, heo, chó trong nhà bị dịch lăn ra chết hết.

Vì thế nên về sau cứ mùng 9 tháng 9 Âm  lịch hàng năm mọi người lại bỏ nhà lên núi để lánh nạn dần dần trở thành Tết Trùng cửu.

Sau này Tết Trùng cửu lại thay đổi tính chất và dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ. 

Sách “Phong Thổ Ký” thì lại kể một câu chuyện khác. Cuối đời nhà Hạ (khoảng 2205-1818 trước công nguyên), vua Kiệt dâm bạo tàn ác nên Thượng Đế muốn răn đe nên giáng một trận đại hồng thủy xuống.

Trận đại hồng thủy làm nhà cửa khắp nơi chìm xuống biển nước khiến nhân dân chết đuối, xác nổi đầy sông. 

Nạn năm đó đúng ngày mùng 9 tháng 9 vì thế cứ đến ngày này nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều mang thức ăn lên núi lánh nạn dần dần trở thành tục lệ.

Đến đời Hán Văn Đế (khoảng 176-156 trước công nguyên) đã cho dựng một đài cao 30 trượng trong cung cứ đến mùng 9 tháng 9 hàng năm thì nhà vua và hoàng thân quốc thích lại đưa nhau lên đài để lánh nạn.

Đến đời nhà Đường (năm 618-907) coi ngày mùng 9 tháng 9 là ngày lễ Tết gọi là Tết Trùng Cửu. Về sau vào ngày này các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

tet-trung-cuu-4

Nguồn gốc Tết Trùng cửu bắt nguồn từ Trung Quốc

Phong tục ngày Tết Trùng cửu

Tết Trùng Cửu ở Việt Nam là một ngày Tết cổ nên giờ đây người dân Việt Nam thường chỉ thắp nhang để tưởng nhớ chứ không còn có những phong tục như ngày xưa.

Nhưng một số phong tục của Trung Quốc và Việt Nam xưa vào ngày này có thể kể đến dưới đây: 

Leo núi và ăn bánh

Vào ngày này người ta rủ nhau lên núi cao, tháp cao hay bất kỳ chỗ cao nào để có thể thưởng ngoạn phong cảnh và tưởng nhớ về việc đã phải lên núi lánh nạn.

Tại vùng đồng bằng Trung Quốc không có núi để leo thì mọi người lấy gạo nếp, kê, táo đỏ… làm bánh hấp, trên còn cắm lá cờ nhỏ 5 màu gọi là bánh kế hoa, ăn bánh quế hoa ngụ ý là đã trèo núi.

Vào dịp Tết Trùng Cửu, người ta còn làm bánh Trùng Cửu loại bánh được bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm đọc gần giống từ có nghĩa là lên cao.

Vì vậy mọi người cho rằng ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế việc lên núi cao.

tet-trung-cuu-5

Leo núi vào ngày 9/9 âm lịch

Uống rượu hoa cúc

Nguồn gốc phong tục này bắt nguồn từ Đào Uyên Minh là một ẩn sĩ có tài uống rượu ngâm thơ. Sau khi thất bại trong sự nghiệp thi ca ông lui về Giang Tây sống ẩn dật.

Ông trồng hoa cúc và thỉnh thoảng ngâm lại một hai bài thơ trong lúc uống rượu. Vào 9/9 do không có rượu ông đã nhai cánh hoa cúc làm mồi nhậu.

Từ đâu xuất hiện Vương Hoằng là thứ sử Giang Châu đưa cho ông một chai rượu. Ông vui vẻ nhận lấy và uống say sưa, bắt đầu xuất khẩu thành thơ.

Từ đó, các văn nhân chọn ngày 9/9 làm ngày uống rượu ngâm thơ. Hoa cúc còn trở thành hương liệu nấu rượu còn gọi là “Rượu trường sinh”.

tet-trung-cuu-6

Uống rượu hoa cúc và ngâm thơ

Cài lá châu du

Phong tục này phổ biến thời nhà Đường, người ta bỏ hoa vào túi vải đeo theo hoặc giắt vào người để trừ ta, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em.

Trái cây châu du là một vị thuốc, chất lượng tốt nhất là ở vùng đất Ngô tức vùng Giang, Triết ngày nay nên còn gọi là Ngô châu du.

Sách “ Bản thảo cương mục” nói cơm quả vị đắng cay mà thơm, tính ôn nhiệt, có thể trị hàn khu độc, người xưa quan niệm giắt lá nó vào người để trừ tà.

Phong tục này học giả Chi Sở đầu thời Tấn viết trong “Phong thổ ký” là một phong tục của người Giang Nam. 

Thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng Tết Trùng Dương. 

Bánh ngọt Trùng Dương

Bánh Trùng Dương là loại bánh nhiều lớp có hình tháp với ước nguyện vạn sự như ý, mọi việc đều thăng tiến.

tet-trung-cuu-7

Bánh ngọt Trùng Dương với ý nghĩa vạn sự như ý

Mặc quần áo cây mã đề

Mặc quần áo làm từ cây mã đề rất thịnh hành vào thời nhà Đường (618-907). Người ta coi cây mã đề có thể bảo vệ họ khỏi bệnh tật và thảm họa. 

Mọi người thường đeo nó quanh cánh tay của họ, hoặc làm một gói để buộc vào dây thắt lưng của họ.

Thăm thân nhân người cao tuổi

Trung Quốc coi Lễ Trùng Cửu là ngày của người cao tuổi nên mọi người thường dành thời gian đi thăm những người cao tuổi để tỏ lòng kính trọng.

tet-trung-cuu-8

Nhân dịp này để thăm thân nhân cao tuổi

Hiếu kính với cha mẹ, ông bà

Đây cũng là dịp những người con người cháu thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà. 

Vì thường đây là thời điểm sau khi hoa màu được thu hoạch hết thì con cháu trong nhà sẽ có nhiều món ngon để dâng tặng cho cha mẹ, ông bà.

tet-trung-cuu-9

Thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ và ông bà

Mua vàng để may mắn

Một số người quan niệm đúng mùng 9/9 nếu mua vàng tích trữ trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, giữ lộc trong suốt cả năm.

Chính vì vậy Tết Trùng cửu người người nhần nhà đua nhau đi mua vàng. Nếu có thể bạn hãy mua một ít vàng để cầu nguyện cho cả gia đình gặp nhiều may mắn.

tet-trung-cuu-10

Tích trữ vàng trong nhà để đem lại may mắn

Ném cam vàng ra cửa để nhận may mắn

Tương truyền rằng vào Tết Trùng Dương nếu ném quả cam vàng thì có thể thấy được những điều không may và những điều may mắn sẽ tới.

Trước khi ném thì hãy nói ra những hy vọng của bản thân về sức khỏe, cuộc sống, tình duyên… có một số nơi họ còn viết trực tiếp lên quả cam.

tet-trung-cuu-11

Ném cam vàng để nhận được may mắn

Tết Trùng Cửu ở một số quốc gia khác

Nhật Bản

Nhật Bản gọi ngày lễ này là Chōyō cũng là Lễ hội hoa cúc và đây là một trong năm lễ hội cổ xưa thiêng liêng của Nhật Bản. Nhưng ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 Dương lịch.

Nó được tổ chức tại cả hai ngôi đền Shinto và chùa Phật giáo. 

Lễ hội được tổ chức với mong muốn kéo dài tuổi thọ của một người và được quan sát bằng cách uống rượu sake hoa cúc và ăn các món ăn như gạo hạt dẻ hoặc (kuri-gohan) và hạt dẻ với bánh giầy mochi.

tet-trung-cuu-12

Lễ Chōyō ở Nhật Bản

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, lễ hội được gọi là Jungyangjeol và được tổ chức vào ngày thứ 9 của tháng thứ 9. Người Hàn Quốc bánh kếp có chứa lá hoa cúc.

Vì lễ hội là để tôn vinh và tăng cường sức khỏe, các hoạt động ngoài trời như mang củi, leo đồi hoặc núi để dã ngoại cũng như ngắm hoa cúc được thực hiện.

tet-trung-cuu-13

Lễ Jungyangjeol ở Hàn Quốc 

Trên đây là bài viết về Tết Trùng cửu hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác trên thanhnienvietnam.edu.vn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục