Tôn sư trọng đạo được biết đến là 1 trong những truyền thống tốt đẹp của Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác. Qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu tôn sư trọng đạo là gì và tôn sư trọng đạo trong thời đại hiện nay như thế nào!
Table of Contents
Tôn sư trọng đạo là gì?
Tôn sư trọng đạo là sự phản ánh của một quan niệm truyền thống có từ ngàn đời của Việt Nam ta. “Sư” ở đây chỉ người thầy chỉ dạy và “đạo” có nghĩa là học, là kiến thức, là chân lý mà người thầy chỉ dạy.
“Tôn sư” là đề cao vai trò của người thầy, người truyền dạy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Trong quan niệm truyền thống nó thể hiện sự tôn kính trước học vấn, sự đức độ của người thầy.
“Trọng đạo” có nghĩa là đề cao sự học tập, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.
“Tôn sư trọng đạo” thể hiện tinh thần đề cao vai trò của người thầy, người giảng dạy trong xã hội và sự ham học hỏi, coi trọng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống lâu đời
Vai trò của tôn sư trọng đạo hiện nay
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu mà chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy qua mọi thế hệ.
Tôn sư trọng đạo là 1 đức tính quý giá là 1 nét đẹp trong tâm hồn mỗi người làm cho các mối quan hệ ngày càng gắn bó.
Tôn trọng thầy cô không chỉ thể hiện truyền thống của người Việt mà còn làm nổi bật lên phẩm chất của chính mình.
Từ khi sinh ra lớn lên thì ngoài bố mẹ, người thân thì thầy cô giống như người cha người mẹ thứ 2 mang lại kiến thức, kinh nghiệm và giúp chúng ta trưởng thành.
Ngày nay truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Vẫn có những ngày lễ như 20/11 để tôn vinh những người người giáo viên.
Tôn sư trọng đạo cần được gìn giữ và phát huy
Tôn sư trọng đạo trong thời đại hiện nay
Khác với những nghề khác sản phẩm của giáo dục chính là con người. Mặc dù thời đại thay đổi nhưng giá trị truyền thống về tôn sư trọng đạo vẫn luôn được gìn giữ và phát huy thể hiện qua những biểu hiện:
Xem thêm: Văn hóa ứng xử khi giao tiếp với thầy cô phù hợp
Có tình cảm, hành động, thái độ thể hiện sự yêu mến thầy cô
Mọi người đều cần thể hiện sự tôn sư trọng đạo vì đó là 1 nghĩa cử cao đẹp. Ai cũng cần yêu thương, kính trọng thầy cô giáo dạy dỗ mình nên người.
Luôn cần phải lễ phép với thầy cô, luôn tỏ thái độ tôn trọng có những hành vi cử chỉ thể hiện sự kính trọng. Hãy nỗ lực học tập, ghi nhớ lời thầy cô để trở thành người có ích cho xã hội.
Xem thêm: Top những câu ca dao tục ngữ về thầy cô vô cùng ý nghĩa
Hành động thể hiện sự yêu mến thầy cô
Luôn thể hiện sự kính mến với thầy cô
Sự kính mến với thầy cô là biểu hiện rõ ràng nhất của tôn sư trọng đạo. Học sinh, sinh viên cần phải lễ phép, vâng lời, tôn trọng kiến thức và lời dạy bảo của thầy cô.
Đặc biệt là học sinh, thầy cô là người có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Thầy cô còn là người sẵn sàng lắng nghe, tâm sự, chia sẻ với người học trò của mình.
Từ đó tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa người thầy và người học trò.
Luôn thể hiện sự kính mến với giáo viên
Hành động đền ơn đáp nghĩa, hành động cao đẹp xứng đáng với sự chỉ dạy của thầy cô
Vào những ngày hay những dịp đặc biệt như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đối với người thầy, người cô đã giúp mình trưởng thành.
Ngoài ra những hành động có ích cho xã hội hay những kết quả học tập, giải thưởng cũng chính là những hành động tuyệt vời để báo đáp công ơn của thầy cô.
Hành động đền ơn đáp nghĩa thầy cô
Sự quan tâm của xã hội và Nhà nước dành cho thầy cô
Nghề giáo là 1 nghề cao quý cần phải được sự kính trọng từ xã hội và Nhà nước. Nhà nước, xã hội cần phải quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên.
Nên có những chính sách cụ thể để hỗ trợ họ như là tăng ngân sách giáo dục, tăng lương, thưởng… Hoạt động tu bổ, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp cũng cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa.
Sự quan tâm của xã hội và Nhà nước cho nhà giáo
Cách rèn luyện và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo
Tôn sư trọng đạo là 1 truyền thống quý giá và không thể thiếu. Vì vậy từ xưa đến nay cho đến mãi sau này ai cũng cần rèn luyện và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của ông cha ta.
Cần phải nói và chỉ cho thế hệ trẻ hiện nay hiểu dù học hỏi những cái mới nhưng vẫn luôn luôn duy trì những truyền thống tốt đẹp.
Luôn phải rèn luyện phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo
Trên đây là bài viết về tôn sư trọng đạo là gì và tôn sư trọng đạo trong thời đại hiện nay. Để đọc thêm nhiều bài viết khác bạn có thể truy cập thanhnienvietnam.edu.vn nhé!