T5, 09 / 2022 4:57 chiều | admin2
chuyển văn phòng trọn gói giá rẻ
chuyển văn phòng trọn gói giá rẻ
dịch vụ dọn nhà chuyên nghiệp
dịch vụ dọn nhà chuyên nghiệp
Sỉ nguyên liệu bán bánh mì
Sỉ nguyên liệu bán bánh mì
Cung cấp nguyên liệu bún đậu mắm tôm
Cung cấp nguyên liệu bún đậu mắm tôm
chuyen nha chuyen nghiep uy tin
chuyen nha chuyen nghiep uy tin
sỉ sốt gà roti
sỉ sốt gà roti
dịch vụ chuyển nhà ở hà đông
dịch vụ chuyển nhà ở hà đông
keo dán gỗ công nghiệp
keo dán gỗ công nghiệp
Lắp bơm thủy lực xe nâng
Lắp bơm thủy lực xe nâng

Ngày lễ Thất Tịch hay được biết tới như một ngày Valentine của Châu Á. Vào ngày này nhiều người đa phần là giới trẻ thường rủ nhau đi ăn chè đậu đỏ. Vậy tại sao ngày này lại là Valentine Châu Á và tại sao lại ăn chè đậu đỏ vào ngày này hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời nhé!

Lễ Thất Tịch là gì? Lễ Thất Tịch là ngày nào?

Lễ Thất Tịch hay Tết Ngâu, ngày ông Ngâu bà Ngâu theo văn hóa phương Đông là ngày lễ vào mùng 7 tháng 7 Âm lịch.

Phương Tây thường biết tới ngày này với cái tên Valentine Châu Á. Ngày này gắn liền với truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ nổi tiếng hay còn biết đến với cái tên vợ chồng Ngâu bắt nguồn từ Trung Quốc.

Chuyện kể rằng cứ hàng năm đúng ngày 7/7 Âm lịch, Ngưu Lang và Chức Nữ sẽ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

Lễ Thất Tịch của Ngưu Lang Chức Nữ ở Hàn Quốc gọi là lễ Chilseok còn ở Nhật Bản là Tanabata (nhưng tổ chức 7/7 Dương lịch). 

le-that-tich-2

Lễ Thất Tịch diễn ra vào mùng 7 tháng 7 Âm lịch

Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch 

Ngày lễ Thất Tịch là ngày lễ tình nhân bắt nguồn từ Trung Quốc nên là ngày lễ rất quan trọng ở quốc gia này. Ban đầu ngày lễ dân gian để tưởng nhớ vị tiên nữ thứ bảy Chức Nữ.

Theo truyền thuyết, Chức Nữ là tiên nữ đảm nhận việc thêu thùa, dệt vải trên Thiên Đình. Nàng cũng là người đầu tiên phát hiện ra loại tơ mới mà ngày nay ta được biết đến với cái tên tơ tằm. 

Chính vì vậy ngày lễ thể hiện sự tôn kính của con người với thiên nhiên và với những người phụ nữ giỏi giang. Ngoài ra còn là ngày toàn bộ phụ nữ cầu nguyện may mắn sẽ đến với mình trong hôn nhân và tình yêu.

Ngoài ra truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ gắn liền với câu chuyện tình yêu cảm động, vượt qua ranh giới giữa người trần và thần tiên. Sau này lễ Thất Tịch được biết đến như là ngày Valentine của người dân Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam.

le-that-tich-3

Lễ Thất Tịch được coi là ngày lễ tình nhân Châu Á

Nguồn gốc ngày lễ Thất Tịch của Ngưu Lang Chức Nữ

Ngày lễ Thất Tịch bắt nguồn từ Trung Quốc và bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ nói về câu chuyện tình yêu vô cùng cảm động còn được biết đến ở Việt Nam với cái tên Ông Ngâu Bà Ngâu và có rất nhiều dị bản khác nhau.

Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là chàng trai hiền lành, chăm chỉ nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng phải sống chung với anh trai và chị dâu nhưng luôn bị ngược đãi.

Ngưu Lang (Theo tiếng Hán là chàng trai chăn trâu) bị hai người đuổi ra ở riêng hàng ngày chỉ biết thổi sáo và bầu bạn với một con trâu già. 

Chức Nữ (Theo tiếng Hán là cô gái dệt vải) là một vị tiên nữ trên Thiên Đình là cô em út trong 7 nàng tiên của Ngọc Hoàng và Vương Mẫu Nương Nương.

Tình cờ một ngày khi nàng cùng chị em mình xuống trần gian vui chơi, tắm rửa, nô đùa dưới một dòng sông thì hai người đã gặp nhau và đã có cảm tình với nhau. 

Ngưu Lang được trâu già bày kế giúp chàng và Chức Nữ đến với và kết duyên thành vợ chồng. Cả hai đã sống rất hạnh phúc và có cho mình một người con trai và một người con gái.

Lúc trâu già sắp chết có dặn Ngưu Lang là hãy giữ bộ da của mình và sử dụng nó khi có chuyện nguy cấp. Nghe lời trâu già vợ chồng hai người đã nén đau thương lột da trâu và chôn xác bên sườn núi.

Không ngoài dự đoán của trâu già, hạnh phúc hai người không kéo dài được bao lâu thì Ngọc Hoàng và Vương Mẫu phát hiện việc Chức Nữ lén lút kết hôn với người phàm, đã vô cùng tức giận, liền phái các tiên nữ xuống nhân gian bắt Chức Nữ về.

Về đến nhà không thấy vợ đâu, chàng vội vàng tìm kiếm và khoác chiếc áo da trâu gánh hai người con đuổi theo. 

Thấy Ngưu Lang sắp đuổi tới,  Vương Mẫu đã lấy trâm cài vạch một đường xuống sông Ngân – con sông vốn dĩ nước trong veo đã trở nên đục ngầu và sâu không thấy đáy.

Ngưu Lang đành bất lực chỉ biết ôm con khóc và ngồi bên sông mà trông chờ vợ. Chức Nữ khi trở về cũng vô cùng đau khổ mỗi ngày đều nhìn về phía sông Ngân mà khóc.

Bị cảm động trước tình cảm của họ Ngọc Hoàng và Vương Mẫu quyết định cho gia đình họ đoàn tụ vào ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Tương truyền vào ngày này đàn chim sẽ bay lên trời tạo thành cầu Ô Thước để bắc qua sông Ngân ranh giới giữa Hạ Giới và Thiên Đình để cả gia đình Ngưu Lang Chức Nữ đoàn tụ.

Về sau mùng 7 tháng 7 Âm lịch trở thành ngày lễ tình nhân dành cho cặp đôi ở Trung Quốc, một số nước Châu Á và được người phương Tây ví giống như ngày Valentine của họ.

le-that-tich-4

Truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ là nguồn gốc ngày này 

Lễ Thất Tịch ở Việt Nam. Tại sao mọi người lại rủ nhau đi ăn chè đậu đỏ?

Ngày lễ Thất Tịch đã được du nhập và trở thành một phần nét văn hóa người Việt Nam từ rất lâu. 

Thậm chí nhiều người Việt kiêng việc cưới hỏi vào ngày này vì sợ gặp những điều không may mắn như Ngưu Lang và Chức Nữ.

Thay vào đó người Việt thường sẽ đi chùa cầu duyên để mong những điều tốt đẹp, bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên của mình.

le-that-tich-5

Đi chùa cầu duyên ngày Thất Tịch

Tháng 7 Âm lịch hàng năm thường rơi vào mùa mưa hay còn được biết đến là “tháng 7 mưa Ngâu”. Điều này gây bất lợi cho việc xây dựng và trùng tu nhà cửa.

Vì vậy mọi người thường tránh thi công vào tháng này để tránh những gặp những xui xẻo. Ngoài ra nhiều người còn sợ nếu khởi công xây dựng nhà cửa ngày 7/7 Âm lịch thì gia đình sẽ ly tán.

Đặc biệt giới trẻ truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp tình yêu trở nên bền chặt và những người độc thân sẽ sớm tìm được một nửa của mình.

Đây thực chất chỉ là một trò đùa và một lời kêu gọi nhưng lại được giới trẻ hưởng ứng rất mạnh mẽ.

le-that-tich-6

Ăn chè đậu đỏ vào lễ Thất Tịch được giới trẻ truyền miệng nhiều 

Ngoài ra, những cặp đôi, vợ chồng cũng nhân dịp này tặng quà cho nhau, dành cho nhau những lời chúc và ở bên nhau ngày Thất Tịch để cầu mong tương lai hạnh phúc.

Lễ Thất Tịch ở các nước

Trung Quốc

Cái nôi của lễ Thất Tịch là của người Trung Quốc nên ngày lễ này được tổ chức rất lớn ở đây. Có rất nhiều hoạt động, lễ hội được tổ chức trong dịp lễ Thất Tịch ở Trung Quốc.

Phổ biến nhất có thể kể đến là vào đúng đêm mùng 7/7, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. 

Vào ngày này, những cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật thủ công do mình tự làm để cầu mong kiếm được một phu quân tốt.

le-that-tich-7

Các cô gái sẽ trưng bày những vật dụng nghệ thuật tự làm

Ngoài cầu Chúc Nữ để có được tình duyên, sự khéo léo thì vào ngày Thất Tịch còn có phong tục thả cây kim vào chén nước. 

Vì theo văn hóa Trung Hoa người ta cho rằng kim thể hiện sự thông minh, các cô gái thả kim vào chén nước với mong muốn kim không bị chìm và nếu cây kim nổi đồng nghĩa với việc có được trí thông minh.

le-that-tich-8

Phong tục thả cây kim vào chén nước của người Trung Quốc 

Ngoài ra còn có một số phong tục khác như là trồng cây cầu tử hay một số món ăn vào ngày này như là sủi cảo, xảo quả, xảo tô (các loại bánh ngọt nhỏ), trái cây, gà, ngũ tử, giá…

Nhật Bản

Như đã nói ở trên ngày lễ Thất Tịch ở Nhật Bản gọi là lễ Tanabata. Vào dịp lễ, người dân Nhật Bản sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc gọi là Tanzaku.

Sau đó những mảnh giấy đó sẽ được treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. 

Sau khi lễ hội kết thúc, những cây tre treo những mảnh giấy sẽ được gỡ xuống, đưa lên thuyền thả trôi trên sông hoặc đem đi đốt.

Các bạn trẻ thì sẽ rủ nhau đến nhà thờ để cầu nguyện và cầu mong sớm may mắn, hạnh phúc cho tình yêu của đời mình.

le-that-tich-9

Người dân Nhật treo những tờ giấy màu mang điều ước lên cây trúc

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, các hoạt động và lễ hội vào ngày Thất Tịch mang ý nghĩa khác so với các nước khác. Người Hàn gọi ngày lễ này là Chilseok mang ý nghĩa mong muốn sức khỏe tốt, mùa màng phát triển mạnh mẽ.

Lý do lễ Chilseok mang ý nghĩa như vậy là vì đây là thời điểm diễn ra mùa mưa, chấm dứt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Vào ngày này người Hàn thường tắm mưa để cầu mong sức khỏe.

Mưa xuống còn giúp trái cây được tươi hơn thế nên những loại rau củ như bí ngô, dưa chuột… được sử dụng khá nhiều vào ngày này.

Ngoài việc tắm mưa thì người dân xứ sở kim chi còn ăn mì, bánh nướng và các món ăn làm từ lúa mì vì đây là thời điểm chất lượng lúa mì tốt nhất.

Nếu để qua lễ thì những hương vị ngon nhất của lúa mì sẽ bị những cơn gió lạnh “thổi bay mất”.

le-that-tich-10

Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc

Trên đây là bài viết về lễ Thất Tịch hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn. Các bạn có thể truy cập website thanhnienvietnam.edu.vn để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!

Bài viết cùng chuyên mục