T6, 09 / 2022 11:09 chiều | admin2
dây điện giá rẻ
dây điện giá rẻ
bơm thủy lực bánh răng xe nâng
bơm thủy lực bánh răng xe nâng
tổng côn trên xe nâng
tổng côn trên xe nâng
Dịch vụ chuyển nhà Thanh Xuân
Dịch vụ chuyển nhà Thanh Xuân
quan trắc môi trường không khí
quan trắc môi trường không khí
cáp đồng trần 70mm2
cáp đồng trần 70mm2
mộ đẹp đơn giản
mộ đẹp đơn giản
công dụng bộ đồng tốc của hộp số
công dụng bộ đồng tốc của hộp số
dịch vụ seo web tổng thể
dịch vụ seo web tổng thể

Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam có thể coi là một ngày tôn vinh những người nông dân Việt Nam. Nông dân luôn là những lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Việt Nam ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngày thành lập Hội nông dân qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam là ngày nào?

Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam là ngày 14 tháng 10 hàng năm. Hội nông dân Việt Nam từ khi ra đời Hội đã gắn liền với rất nhiều sự kiện và mang rất nhiều ý nghĩa lịch sử.  

Đặc biệt với sự định hướng, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các thế hệ cán bộ, hội viên đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Hội.

Hội nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam luôn thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần vào nền kinh tế – xã hội chung của đất nước.

ngay-thanh-lap-hoi-nong-dan-viet-nam-2

14/10 là ngày thành lập Hội nông dân Việt nam

Nguồn gốc ngày thành lập Hội nông dân 

Ngày 14/10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hương Cảng – Trung Quốc đã thông qua Nghị quyết thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tiền thân của Hội nông dân Việt Nam).

Tại phiên họp 17/01/1991, Bộ Chính trị quyết định lấy ngày 14/10/1930 làm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam. 

Hội là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

ngay-thanh-lap-hoi-nong-dan-viet-nam-3

Ngày 14/10/1930 thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tiền thân của Hội nông dân Việt Nam)

Đầu thế kỷ 20, Việt Nam sống dưới ách áp bức thống trị của thực dân.

Không chịu khuất phục nhiều anh hùng tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám… đã không ngại hy sinh để có thể cứu đất nước khỏi ách thống trị thực dân.

Sự nghiệp cứu nước không thành thì từ chủ nghĩa yêu nước Bác Hồ đã khai sáng và tìm ra Chủ nghĩa Mác – Lênin để dẫn đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng nước ta, mở ra con đường mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Đảng đã nhận thức rất rõ vai trò của giai cấp nông dân và nhấn mạnh rằng “Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng”.

14/10/1930, Hội ra đời nhằm tập hợp lực lượng nông dân đoàn kết bên cạnh Đảng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân và quần chúng nhân dân đã bùng lên đấu tranh anh dũng khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam và cao trào là Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931).

Đây được coi là một bước chạy đà trước cuộc tiến hành tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Và khi cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt nam.

Cách mạng thành công còn chứng minh cho tinh thần, khả năng và vai trò to lớn của giai cấp nông dân với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

Đất nước giành độc lập thì dân tộc lại bước vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và âm mưu cướp nước ta một lần nữa.

Tình thế và vận mệnh đất nước lúc đó “ngàn cân treo sợi tóc”. 

Thực hiện lời kêu gọi “Kháng chiến, kiến quốc” thì hàng vạn thanh niên nông thôn từ Nam đến Bắc đã lên đường kháng chiến. Hàng chục triệu nông dân đã góp sức người và sức của phục vụ tiền tuyến.

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” nông dân cả nước hăng hái tham gia “Phong trào thi đua ái quốc, sản xuất lập công, đề cao chiến sĩ” do Đảng và Chính phủ phát động.

Hội nông dân trong các vùng tạm chiếm đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh như “Bám ruộng đất, làng xóm để sản xuất, tranh thủ thu hoạch và cất giấu lương thực, thực phẩm ở vùng địch hậu phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến”.

Những đóng góp đã đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, kết thúc gần một thế kỷ ách áp bức, xâm lược của thực dân Pháp.

Dù đã tiễn thực dân Pháp về nước nhưng đất nước vẫn chưa được hưởng độc lập tự do khi đế quốc Mỹ thực hiện chính sách thực dân mới ở nước ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Người thì hàng triệu thanh niên nông thôn miền Bắc lại lên đường nhập ngũ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. 

Cùng với hàng chục triệu nông dân với khẩu hiệu “Vững tay cày, chắc tay súng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” đã làm nên hậu phương vững chắc.

Đó là những tiền đề để chiến thắng chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” mà đến giờ thế giới vẫn phải nể phục.

Ở miền Nam, nông thôn luôn là trận địa quan trọng luôn nằm trong sự giành giật giữa ta và địch. 

Nông dân đã đứng lên khởi nghĩa vũ trang tạo nên điều kiện xây dựng lực lượng để đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh”, chiến lược “Gọng kìm bình định nông thôn” của đế quốc Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn.

Cả nước ta đã bước tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội.

Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước năm 1975 đưa nước ta trở thành một đất nước hoàn toàn độc lập, tự do. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân cả nước nhanh chóng tổ chức xây dựng, kiến thiết lại đất nước. Nông dân mang lại màu xanh cho ruộng đồng và đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đưa nước ta từ nước nghèo đói về lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. 

Những thành tựu về nông nghiệp luôn có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

Ngoài ra Hội cũng giúp nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế từ đó thúc đẩy nhanh sự nghiệp Công Nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Ý nghĩa ngày thành lập Hội nông dân việt nam

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển Hội nông dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và với nhiều tên gọi khác nhau. 

Từ Nông Hội đỏ, Hội tương tế ái Hữu, Hội Nông dân Phản đế, Hội Nông dân Cứu quốc đến Hội Nông dân Giải phóng ở Miền Nam, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể ở Miền Bắc và từ ngày 01/3/1988, Ban Bí thư TW Đảng quyết định đổi tên Hội Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.

Mặc dù ở giai đoạn nào hay với tên gọi nào thì tổ chức Hội luôn thể hiện rõ vai trò và vị trí của mình trong việc tập hợp, động viên, khích lệ những người nông dân tham gia tích cực vào sự nghiệp dân tộc.

Đến nay Hội nông dân Việt Nam đã có trên 10 triệu hội viên và luôn là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đóng góp vào  nền kinh tế – xã hội của đất nước.

ngay-thanh-lap-hoi-nong-dan-viet-nam-4

Hội nông dân Việt Nam ngày càng phát triển

Trên đây là bài viết về ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam. Nếu muốn đọc thêm nhiều bài viết khác bạn có thể đọc trên thanhnienvietnam.edu.vn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục