T7, 09 / 2022 8:48 sáng | admin2
quan trắc khí thải tự động
quan trắc khí thải tự động
Hút hầm cầu tại Cần Thơ
Hút hầm cầu tại Cần Thơ
quan trắc khí thải công nghiệp tự động
quan trắc khí thải công nghiệp tự động
nem nướng giá sỉ
nem nướng giá sỉ
thép mạ kẽm
thép mạ kẽm
cong ty chuyen nha tron goi
cong ty chuyen nha tron goi
Bơm nhớt hộp số
Bơm nhớt hộp số

Ngày 5-5 theo Âm lịch hàng năm là ngày Tết Đoan Ngọ trong văn hóa trường thống của người Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ này nên qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngày lễ này của người Việt ta!

Tết Đoan ngọ là ngày gì? Tết Đoan ngọ ngày nào?

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương là một ngày lễ của Việt Nam được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ Tết truyền thống của Việt Nam.

Ngày này hàng năm thì người dân sẽ thực hiện nghi thức “Giết sâu bọ”, làm lễ tạ ơn đất trời, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. 

Vào ngày lễ, mọi người sẽ quây quần bên nhau dành cho nhau những lời chúc và mong một năm may mắn, mưa thuận gió hòa, nhiều tài lộc.

Ngoài Việt Nam cũng có một số quốc gia Châu Á có ngày lễ này như là Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

tet-doan-ngo-2

Tết Đoan ngọ hay “Tết diệt sâu bọ” ở Việt Nam

Lịch sử ngày Tết Đoan ngọ 5-5

Truyền thuyết Tết Đoan ngọ Trung Quốc

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở tên Khuất Nguyên, ông là vị trung thần và nhà văn hóa nổi tiếng. 

Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao nổi tiếng văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với họa mất nước.

Do ông đã không căn ngăn được vua Hoài Vương và bị gian thần hãm hại nên ông đã gieo mình xuống sông Mịch La đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch.

Tiếc thương cho một người trung nghĩa nên cứ mỗi năm đúng ngày đó người dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

tet-doan-ngo-3

Tết Đoan ngọ dựa trên truyền thuyết về nhà thơ Khuất Nguyên

Ngoài ra cũng có truyền thuyết khác của Trung Quốc về ngày Tết Đoan ngọ.

Có 2 chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời nhà Hán, hân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi Thiên Thai hái thuốc, gặp hai tiên nữ kết duyên.

Sau nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đành đưa tiễn chồng về quê. Vì thời gian tiên cảnh và hạ giới khác nhau nửa năm đã là mấy trăm năm cõi trần.

Hai chàng thấy phong cảnh quê nhà đã khác xưa, người quen thì đã ra người thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiên nhưng không được. Hai chàng ra đi mà không thấy trở về…

Nguồn gốc Tết Đoan ngọ Việt Nam

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch nông dân ăn mừng vì được mùa nhưng sâu bọ lại kéo đến ăn mất trái cây, thực phẩm, hoa màu đã thu hoạch được.

Người nông dân đau đầu không biết làm cách nào để xử lý sâu bọ thì một ông lão từ xa đi tới xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục.

Người dân làm theo và một lúc sau sâu bọ lần lượt ngã xuống. Ông còn căn dặn mọi người “Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”.

Dân chúng chưa kịp tỏ lòng biết ơn thì ông đã biến mất. Để tưởng nhớ công ơn của ông, mọi người đã đặt ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ” còn gọi là “Tết Đoan ngọ” vì thường cúng vào giữa giờ Ngọ.

tet-doan-ngo-4

Sự tích về Tết Đoan ngọ Việt Nam là về diệt sâu bọ

Ý nghĩa ngày Tết Đoan ngọ

Ngày nay ở làng quê Việt nam vẫn giữ nếp xưa và rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, Tết Hàn Thực… thì “Tết diệt sâu bọ” cũng là một cái Tết sum họp và có nhiều tục lệ gắn bó với người Việt.

Vì vậy dù có bận bịu công việc thì mọi người cũng cố gắng quây quần bên nhau cùng nhau đón ngày Tết này. 

Vào thời điểm này cũng là thời điểm mùa vụ, trái cây, hoa lá đơm hoa kết trái vì vậy hoa quả là thứ không thể thiếu dịp lễ. Ngoài ra còn nhiều món ăn khác tùy theo văn hóa vùng miền.

Vào Tết Đoan ngọ, người người nhà nhà dậy từ sớm chuẩn bị những mâm cỗ cúng tổ tiên, tất nhiên hoa quả là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm mùa vụ đang đến gần và bắt đầu đâm hoa kết trái nên việc cúng tổ tiên là để mong một mùa bội thu. 

Sau lễ cúng thì cả nhà sẽ cùng nhau “diệt sâu bọ” bằng những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để xua đuổi hết bệnh tật.

tet-doan-ngo-5

Tết Đoan ngọ mang ý nghĩa trừ tà, diệt sâu bọ phá hoại mùa màng

Phong tục ngày Tết Đoan ngọ Việt Nam

Cúng Tết Đoan ngọ tại Việt Nam

Thường sẽ chuẩn bị hai mâm lễ cúng đó là mâm cúng Lễ Gia Tiên và mâm cúng Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên

Mâm cúng lễ Gia Tiên gồm: 

  • Một mâm cơm chay 
  • Các loại bánh chay, xôi chay 
  • Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng 
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả 
  • Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá 
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt 
  • Có thể mua một chút tiền âm phủ

tet-doan-ngo-6

Mâm cúng Gia Tiên Tết Đoan ngọ

Chuẩn bị đàn lễ được cúng Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên ở ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam. Mâm cúng gồm:

  • Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng 
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt 
  • Các loại bánh chay, một mâm xôi 
  • 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng 
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả 
  • Một chiếc lọng đỏ có viền vàng 
  • 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá

tet-doan-ngo-7

Mâm cúng Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên

Ngày Tết Đoan ngọ ăn gì?

Rượu nếp, nếp cẩm: Đây là đồ ăn bắt buộc phải có ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm, hệ tiêu hóa con người thường chứa các loại ký sinh trùng gây hại thường nằm sâu trong bụng nên rất khó tiêu diệt.

Vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch, các loại ký sinh này sẽ ngoi lên nên chúng ta có thể loại bỏ chúng bằng cách ăn những đồ ăn có vị chua, cay, chát và đó cũng chính là vị của rượu nếp, nếp cẩm.

tet-doan-ngo-8

Rượu nếp, nếp cẩm là đồ ăn không thể thiếu

Hoa quả: Đồ ăn phổ biến tiếp theo cũng không thể thiếu đó là hoa quả. 

Với mong muốn “diệt sâu bọ” người ta thường chọn các loại quả có vị chua như mận, xoài xanh… và ăn chúng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

tet-doan-ngo-9

Hoa quả là đồ ăn phổ biến ngày này

Bánh tro (Bánh ú tro): Bánh có nhiều tên gọi khác như bánh ú, bánh gio, bánh âm… tùy địa phương. Bánh được làm bằng gạo ngâm trong nước tro đốt bằng củi khô hay rơm và gói trong lá chuối.

Bánh có vị ngọt vừa, mềm dẻo, màu trong đặc trưng, dễ ăn, dễ tiêu, mát ruột. Nếu bánh tro không nhân thường được ăn với mạch nha, đường hoặc là mật mía, mật ong.

tet-doan-ngo-10

Bánh tro ăn cùng với mật vào ngày Tết Đoan ngọ

Thịt vịt: Trước Tết Đoan ngọ vài ngày cho đến này Tết, các khu chợ miền Bắc và miền Trung luôn tấp nập người mua bán vịt vì các gia đình thường làm nhiều món từ vịt vào dịp lễ.

Người miền Trung quan niệm rằng từ ngày 5/5 trở đi vịt vào mùa trở nên béo và nhiều thịt hơn. 

Chính vì thế ngày này hầu hết gia đình miền Trung sẽ chọn mua và chế biến các món ngon từ vịt như vịt luộc, vịt quay, vịt tiềm…

tet-doan-ngo-11

Thịt vịt thường được người miền Trung ăn vào ngày 5/5

Chè trôi nước: Đây là món ăn không thể thiếu của người miền Nam và ngày Tết Đoan Ngọ. Những viên chè làm từ bột nếp, bên trong nhân đậu xanh ăn kèm nước cốt dừa vị thơm ngon, man mát.

tet-doan-ngo-12

Chè trôi nước là món ăn đặc trưng của miền Nam

Chè kê: Đây là món đặc trưng của xứ Huế dịp Tết Đoan ngọ. Sau khi xay hạt kê và bỏ đi lớp vỏ, người ta ngâm rồi đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng để hoàn thiện nồi chè.

tet-doan-ngo-13

Chè kê món ăn của xứ Huế vào Tết Đoan ngọ

Chè hạt sen và chè đậu đen: Hai loại chè này có tác dụng giải nhiệt cực tốt. 

Thời tiết tháng 5 nắng mưa thất thường dễ gây ra các loại bệnh ốm vặt, nên việc ăn chè trong ngày này được nhiều người lựa chọn để phòng bệnh và cầu mong mang lại sức khỏe.

tet-doan-ngo-14tet-doan-ngo-15

Chè hạt sen và chè đậu xanh ngày Tết Đoan ngọ 5/5

Làm gì trong ngày Tết Đoan ngọ? 

Theo tục lệ đúng ngọ (12h trưa), người dân làng quê sẽ rủ nhau đi hái lá. Đây là thời điểm dương khí tốt nhất khi mặt trời tỏa ánh nắng. 

Lá cây cỏ hái vào thời điểm này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ngày xưa, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà… 

Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. 

Tuy nhiên các tục lệ này đã dần được bãi bỏ và chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

Ở thành phố không có nhiều vườn, cỏ cây như ở làng quê nên người dân có tục lệ đi mua lá thuốc mùng 5. Những người buôn bán từ quê đều mang đủ loại lá thuốc ra bày bán.

Lá được xắt nhỏ, phân thành từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau. 

tet-doan-ngo-16

Hoạt động hái lá thuốc vào 12h trưa ngày 5/5

Kiêng kị ngày Tết Đoan ngọ

Tuyệt đối không soi gương lúc nửa đêm: Người ta quan niệm 12h đêm mùng 5/5, âm khí mạnh mẽ nên tuyệt đối không soi gương, chụp ảnh trước gương tránh dẫn dụ tà khí ảnh hưởng sức khỏe và một số hiện tượng tâm linh khác.

tet-doan-ngo-17

Tuyệt đối không soi gương lúc nửa đêm

Không dừng chân ở nơi u ám, âm u: Ông bà thường dặn các thành viên trong gia đình không nên dừng chân ở những nơi âm u, thiếu ánh sáng, nhiều tà khí như nghĩa trang, bệnh viện, nhà tang lễ…

Vì dừng chân ở đây tà khí sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên những chỗ như trên cũng có những mầm bệnh nên bạn không nên dừng chân ở những chỗ như vậy. 

tet-doan-ngo-18

Không nên dừng chân nơi u ám như nghĩa trang

Tránh không làm rơi mất tiền, mất ví: Theo dân gian thì việc mất tiền vào ngày 5/5 là đánh rơi tài lộc khiến tài vận đi xuống. Vì thế nên khi ra ngoài cần chú ý đến tài sản cá nhân, tránh rơi và làm mất.

tet-doan-ngo-19

Tránh rơi tiền vào ngày Tết Đoan ngọ

Kiêng để giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán thì giày dép đồng âm với từ “tà”, nếu để lộ xộn thì sẽ dễ chiêu dụ tà khí. 

Vì vậy, mọi người cần chú ý cần xếp giày dép gọn gàng, tránh những vận rủi đến đường tài lộc và tình duyên..

tet-doan-ngo-20

Kiêng để giày dép lộn xộn vào ngày mùng 5/5

Tết Đoan ngọ ở một số quốc gia Châu Á

Trung Quốc

Tại Trung Quốc Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Trùng Ngũ cũng diễn ra vào ngày 5/5. Ngày Tết tại đây thường tổ chức khá long trọng với các hoạt động như đua thuyền rồng.

Bên cạnh đó còn các hoạt động khác như làm túi thơm, làm đèn lồng, ăn bánh ú, uống rượu… và trang trí lại nhà cửa của người dân địa phương.

tet-doan-ngo-21

Trung Quốc tổ chức đua thuyền vào ngày 5/5 Âm lịch

Hàn Quốc và Triều Tiên

Ở Hàn Quốc và Triều Tiên, Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Dano là 1 trong lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm mang những nét văn hoá và phong tục lâu đời qua nhiều hoạt động ý nghĩa.

Đầu tiên có thể kể đến đây là dịp các thành viên trở về đoàn tụ và nối tiếp những giá trị truyền thống. 

Phụ nữ và trẻ em thường tắm gội bằng lá cây diên vĩ, chơi những trò chơi dân gian và mặc bộ trang phục truyền thống.

tet-doan-ngo-22

Phụ nữ và trẻ em Hàn Quốc tắm gội bằng lá cây diên vĩ

Nhật Bản

Tại xứ sở hoa anh đào – Nhật Bản thì Tết này được coi là ngày lễ cho các bé trai. 

Hình tượng cờ cá chép được tin tưởng sẽ mang lại sức khỏe và sự thông minh thường được treo bởi các gia đình nhằm cầu mong con cái của họ được thành đạt như ý nguyện.

Ngoài ra người Nhật cũng thường cúng và ăn bánh mochi vào dịp tết này.

tet-doan-ngo-23

Tết ở Nhật Bản coi là ngày cho các bé trai và thường treo cờ cá chép

Trên đây là bài viết về ngày Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Bạn có thể truy cập thanhnienvietnam.edu.vn để đọc thêm nhiều bài viết khác nhé!

Bài viết cùng chuyên mục