Ngày Halloween là một ngày lễ lớn của các nước phương Tây nhưng ỏ Việt Nam lại không quá phổ biến và chỉ được các bạn trẻ biết đến. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Halloween là ngày gì mà lại xuất hiện nhiều trong những bộ phim hay văn hóa phương Tây như vậy!
Table of Contents
Halloween là ngày gì và Halloween ngày nào?
Halloween (rút gọn từ “All Hallows’ Evening”) là 1 ngày lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào 31 tháng 10 ở các nước phương Tây. Ngày này thường diễn ra trước buổi lễ Các Thánh trong Kito Giáo.
Halloween là thời điểm đánh dấu mùa vụ kết thúc và chuẩn bị cho mùa đông băng giá. Đồng thời đây cũng là dịp để tưởng nhớ những vị Thánh, các vị Tử Đạo hay những người thân qua đời.
Hiện nay, Halloween rất phổ biến trên thế giới tuy nhiên với mỗi quốc gia khác nhau thì quy mô tổ chức cũng khác nhau.
Ngày Halloween là ngày lễ tổ chức vào 31/10 hàng năm
Nguồn gốc ngày Halloween và ý nghĩa ngày Halloween
Nguồn gốc cổ xưa ngày Halloween
Nguồn gốc của Halloween bắt nguồn từ lễ hội cổ đại Samhain của người Celtic.
Người Celtic sống cách đây khoảng 2000 năm chủ yếu sống ở khu vực Ireland, Vương quốc Anh và miền bắc nước Pháp ngày nay. Họ thường tổ chức đón năm mới vào ngày 1 tháng 11.
Ngày này đánh dấu sự kết thúc mùa hè, mùa vụ và bắt đầu cho mùa đông lạnh lẽo, tăm tối thời điểm thường gắn liền với cái chết của con người.
Người Celtic tin rằng đêm trước năm mới thì ranh giới giữa thế giới của người sống và người chết trở nên mờ nhạt.
Chính vì vậy đêm 31/10 họ tổ chức lễ Samhain, khi người ta tin rằng những hồn ma của người chết đã trở về trái đất.
Ngoài việc gây rắc rối và làm hư hại mùa màng thì họ còn cho rằng sự xuất hiện của các linh hồn ở thế giới khác khiến các Druid, linh mục có thể đưa ra dự đoán về tương lai.
Đối với những người sinh sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên những lời tiên tri là vô cùng quan trọng để họ vượt qua mùa đông dài, lạnh lẽo và tăm tối.
Để tưởng nhớ sự kiện này, các Druid đã làm những đống lửa thiêng khổng lồ để người dân tụ tập đốt cây trồng và vật nuôi hiến thế cho các vị thần Celtic.
Trong lễ hội, người Celtic mặc trang phục thường bao gồm đầu và da động vật và cố gắng truyền vận may cho nhau.
Khi lễ hội kết thúc, họ đốt lại những ngọn lửa đã bị dập tắt vào tối hôm đó và tin rằng ngọn lửa trại thiêng liêng sẽ bảo vệ họ trong mùa đông sắp tới.
Đến năm 43 sau Công nguyên, Đế chế La Mã đã chinh phụ phần lớn lãnh thổ người Celtic. Trong 400 năm họ cai trị, 2 lễ hội có nguồn gốc La Mã kết hợp với lễ Samhain người Celtic.
Đầu tiên là Feralia 1 ngày cuối tháng 10 khi người La Mã truyền thống tưởng niệm sự ra đi của người chết. Ngày thứ 2 là ngày tôn vinh Pomona nữ thần trái cây và cây cối của người La Mã.
Biểu tượng Pomona là quả táo và kết hợp với lễ Samhain có lẽ giải thích cho truyền thống lấy táo vào ngày Halloween.
Halloween bắt nguồn từ cách đây 2000 năm
Ngày tất cả các vị thánh
Vào ngày 13 tháng 5 năm 609 sau Công Nguyên, Giáo hoàng Boniface IV đã hiến Điện Pantheon ở Rome để vinh danh tất cả các vị đạo Cơ đốc và lễ Công giáo đã tổ chức ngày tất cả các vị Tử đạo ở các nhà thờ phương Tây.
Giáo hoàng Gregory III sau đó đã mở rộng lễ hội bao gồm tất cả các vị thánh cũng như tất cả các vị tử đạo, và chuyển lễ kỷ niệm từ ngày 13 tháng 5 sang ngày 1 tháng 11.
Đến thế kỷ thứ 9, ảnh hưởng của Cơ đốc giáo đã lan rộng vào vùng đất người Celtic dần dần hòa nhập và thay thế các nghi lễ cũ.
Vào năm 1000 sau Công nguyên, nhà thờ đã tổ chức ngày tất cả linh hồn vào ngày 2/11 để tôn vinh những người đã khuất.
Ngày nay nhiều người tin rằng nhà thờ đang thay thế lễ hội người chết của người Celtic bằng một ngày lễ liên quan.
Ngày tất cả linh hồn được tổ chức tương tự như Samhain với những ngọn lửa lớn, các cuộc diễu hành và trang phục như các vị thánh, thiên thần, ác quỷ.
Ngày lễ này còn được gọi là ngày các thánh và đêm trước đó là đêm truyền thống của Samhain trong tin người Celtic được gọi là All-Hallows Evening hay Halloween.
Halloween là đêm trước ngày tất cả các vị thánh
Halloween đến Mỹ
Lễ Halloween cực kỳ hạn chế ở thuộc địa New England vì hệ thống tín ngưỡng Tin lành cứng nhắc ở đó. Halloween phổ biến hơn ở Maryland và các thuộc địa phía nam.
Khi niềm tin và phong tục các nhóm dân tộc châu Âu khác nhau và thổ dân da đỏ Mỹ kết nối với nhau thì 1 phiên bản Halloween riêng của người Mỹ ra đời.
Các lễ kỷ niệm đầu tiên bao gồm tiệc vui chơi là các sự kiện công cộng được tổ chức để ăn mừng mùa vụ thu hoạch.
Những người hàng xóm chia sẻ những câu chuyện về người chết, cùng nói về sự may mắn, nhảy múa và ca hát.
Lễ hội Halloween thuộc địa cũng có những câu chuyện ma quái và đủ loại trò nghịch ngợm.
Vào giữa thế kỷ 19, các lễ hội mùa thu hàng năm đã trở nên phổ biến nhưng vẫn chưa được tổ chức khắp nơi trên đất nước.
Nửa sau thế kỷ 19, nước Mỹ tràn ngập những người mới nhập cư. Những người này đặc biệt là hàng triệu người Ireland chạy trốn khỏi nạn đói đã giúp phổ biến lễ hội Halloween trên toàn quốc.
Halloween đến Mỹ vào thế kỷ 19
Những biểu tượng, hoạt động, đồ ăn ngày lễ Halloween
Trick or Treat
Bắt nguồn từ truyền thống châu Âu, người Mỹ bắt đầu mặc trang phục và đến từng nhà xin thức ăn hoặc tiền. Tập tục này cuối cùng đã trở thành truyền thống “Trick or Treat” ngày nay.
Ngoài ra những phụ nữ trẻ tin rằng vào ngày Halloween họ có thể thần thánh hóa tên hoặc diện mạo người chồng tương lai bằng các thủ thuật với sợi, quả táo hoặc gương.
Cuối những năm 1800, ở Mỹ đã có động thái biến Halloween thành 1 ngày lễ thiên về sự gặp gỡ cộng đồng và hàng xóm hơn là về ma, trò đùa và phép thuật.
Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, tiệc Halloween cho cả trẻ em và người lớn đã trở nên phổ biến vào ngày này. Các bữa tiệc tập trung vào các trò chơi, thức ăn ngày lễ và trang phục lễ hội.
Báo chí và các nhà lãnh đạo khuyến khích các bậc phụ huynh loại bỏ bất cứ điều gì “đáng sợ” hoặc “kỳ cục” ra khỏi lễ hội Halloween.
Vì những nỗ lực trên Halloween đã mất đi phần lớn âm hưởng mê tín và tôn giáo vào đầu thế kỷ XX.
Ngày nay trẻ con phương Tây thường hóa trang và rủ nhau gõ cửa từng nhà để xin kẹo và hỏi chủ nhà “Trick or Treat” (cho kẹo hay bị ghẹo).
Những đứa trẻ đang “nhập vai” những linh hồn trở về vì vậy việc cho kẹo thể hiện sự chia sẻ cho những linh hồn. Nếu không được cho kẹo đứa trẻ sẽ bày trò nghịch ngợm để phá chủ nhà.
Hiện tại phong tục này đã lịch sự hơn khi chủ nhà muốn cho kẹo bé sẽ báo trước và những gia đình không muốn tham gia cũng không bị quấy phá nữa.
Trick or Treat phổ biến với trẻ con phương Tây
Ngày hội hóa trang
Đa số mọi người đều biết Halloween là ngày hội hóa trang. Cũng dễ hiểu vì hoạt động hóa trang thành những nhân vật yêu thích đã trở thành nét đặc trưng phổ biến của ngày lễ này.
Truyền thống hóa trang Halloween nguồn gốc từ châu Âu và Celtic. Hàng trăm năm trước mùa đông rất đáng sợ, lương thực thường cạn kiệt và nhiều người rất sợ bóng tối.
Vào Halloween khi ma trở lại trần gian người ta cho rằng nếu rời khỏi nhà sẽ gặp ma.
Để tránh việc những linh hồn nhận ra mọi người sẽ đeo mặt nạ rời khỏi nhà khi trời tối để những hồn ma nhầm họ với linh hồn đồng loại
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử người ta đã dần quên mất ý nghĩa này và thích nhìn nhận lễ hội hóa trang như 1 “show” thời trang hơn.
Mọi người có thể thỏa thích nhập vai thành những nhân vật hay hình mẫu mình yêu thích và diễu hành vui vẻ, nhộn nhịp trên đường phố.
Mọi người hóa trang diễu hành ngày Halloween
Khắc bí ngô
Chuyện kể về chàng trai đã mấy tên Jack. Linh hồn của anh không được lên thiên đàng vì khi còn sống anh rất keo kiệt, ích kỷ, không chia sẻ với người khác.
Tuy nhiên anh cũng không thể xuống địa ngục vì Jack đã từng chơi đùa với ma quỷ nên lũ quỷ không muốn bắt anh.
Không muốn nhìn thấy linh hồn “người bạn” mình lang thang, vất vưởng như vậy lũ quỷ đã lấy một ít than hồng Địa ngục và cho vào quả bí ngô tạo thành đèn lồng soi sáng con đường cho Jack đi.
Để tạo thêm không khí giữ lửa, Jack đã đục thủng các lỗ xung quanh quả bí. Đó chính là lý do bí ngô trở thành biểu tượng Halloween ngày nay.
Hoạt động khắc bí ngô hiện nay dịp Halloween dần trở nên phổ biến và sáng tạo hơn.
Họ thường khắc bí ngô thành nhiều hình thù khác nhau và phổ biến nhất là gương mặt ma được tạo hình thành những biểu cảm đáng yêu, thú vị.
Khắc bí ngô thành những biểu cảm thú vị
Lấy táo vào ngày lễ Halloween
Như đã nói ở trên tục lệ này bắt nguồn từ người La Mã khi chiếm đóng Celtic. Nữ thần Pomona thường ẩn mình trong giỏ trái cây đặc biệt là táo (loại quả linh thiêng thường cúng các vị thần).
Chính vì vậy Halloween đến người ta thường tổ chức các trò chơi lấy táo trong chậu nước, gọt vỏ táo… như một nghi lễ để cầu may.
Lấy táo như một nghi lễ để cầu may mắn
Tiệc Halloween
Những năm 1920 và 1930, Halloween đã trở thành một ngày lễ cộng đồng với các cuộc diễu hàng và tiệc Halloween với các trò chơi giải trí. Mặc dù vậy vẫn có những người phá hoại lễ hội này.
Vào những năm 1950, các nhà lãnh đạo thị trấn đã thành công hạn chế sự phá hoại và Halloween phát triển thành ngày lễ cho giới trẻ.
Do sự bùng nổ trẻ sơ sinh nên lễ hội dần chuyển từ các trung tâm hành chính vào lớp học và nhà.
Trong các buổi tiệc Halloween sẽ có nhiều trò chơi cực kỳ thú vị kết hợp thưởng thức những món ăn với hình dáng kỳ quái nhưng vẫn rất bắt mắt và ấn tượng.
Ngày nay, người Mỹ chi tiêu ước tính 6 tỷ đô la hàng năm cho Halloween, khiến đây là ngày lễ thương mại lớn thứ hai của đất nước này sau Giáng sinh .
Tổ chức những bữa tiệc chào mừng ngày lễ Halloween
Phim Halloween
Nói về thành công thương mại những bộ phim Halloween rùng rợn đã có một lịch sử lâu đời trở thành hiện tượng phòng vé.
Các bộ phim Halloween kinh điển như “Halloween”, dựa trên bộ phim gốc năm 1978 do John Carpenter đạo diễn và có sự tham gia của Donald Pleasance, Nick Castle, Jamie Lee Curtis và Tony Moran.
Trong “Halloween”, một cậu bé tên là Michael Myers giết em gái 17 tuổi của mình và phải ngồi tù, chỉ để trốn thoát khi còn là một thiếu niên vào đêm Halloween và tìm kiếm ngôi nhà cũ của mình bắt đầu tìm một mục tiêu mới.
Phần tiếp theo của “Halloween” gốc được phát hành vào năm 2018, với sự tham gia của Jamie Lee Curtis và Nick Castle. Phần tiếp theo của phim — “Halloween Kills”, bộ phim thứ mười hai trong loạt phim “Halloween” nói chung — được phát hành vào năm 2021.
Được coi là một bộ phim kinh dị kinh điển với phần nhạc nền ma quái của nó, “Halloween” đã truyền cảm hứng cho những “bộ phim giết người” mang tính biểu tượng khác như “Scream”, “Nightmare on Elm Street” và “Friday the 13”.
Những bộ phim Halloween thân thiện với gia đình hơn bao gồm “Hocus Pocus”, “The Nightmare Before Christmas”, “Beetlejuice” và “It’s the Great Pumpkin, Charlie Brown.”
Phim “Halloween” đã trở nên kinh điển
Ngày linh hồn và bánh linh hồn
Ngày linh hồn ở Anh, những người dân nghèo sẽ đi ăn xin các gia đình sẽ cho họ bánh ngọt gọi là “bánh linh hồn” để đáp lại lời hứa họ sẽ cầu nguyện cho những người đã khuất của gia đình.
Việc phát bánh linh hồn được nhà thờ khuyến khích như một cách để thay thế tập tục cổ xưa là để lại thức ăn và rượu cho các linh hồn lang thang.
Bánh linh hồn về cơ bản là một loại bánh quy hình tròn có nho khô bên trên và được trang trí thêm biểu tượng hình chữ thập.
Cuối cùng tập tụng này được thực hiện bởi những đứa trẻ đến thăm những ngôi nhà trong khu phố và được cho bia, thức ăn và tiền.
Ngoài ra vào ngày này để xua đuổi ma khỏi ngôi nhà, mọi người sẽ đặt những bát thức ăn ngoài nhà để xoa dịu những con ma và ngăn chúng vào nhà.
Những chiếc bánh linh hồn trong ngày Halloween
Một số món ăn ngày Halloween
Bên cạnh món bánh linh hồn thì còn rất nhiều món ăn khác ngày Halloween có thể kể đến như là:
- Súp bí ngô – Bí ngô được coi là biểu tượng Halloween nên không thể thiếu món từ bí ngô
- Barmbrack – Là một loại bánh mì của Ireland, bên trong gồm có các loại hoa quả sấy khô như mâm xôi hay nho.
- Colcannon – Món khoai tây nghiền Colcannon cũng có xuất xứ từ Ireland, với nguyên liệu chính là khoai tây, sữa, bơ và một ít cải xoăn
- Một số món khác như kẹo táo, táo caramel, ngô ngọt…
Mèo đen và Ma trong Halloween
Halloween luôn là ngày lễ bí ẩn, ma thuật và có một chút mê tín. Nó bắt đầu là một lễ hội mùa hè của người Celtic khi mọi người cảm thấy đặc biệt gần gũi với những người thân và bạn bè đã khuất.
Đối với những linh hồn thân thiện này họ đặt bàn ăn tối, để đồ ăn trước cửa và dọc theo con đường, thắp nén để những người thân tìm đường trở lại thế giới linh hồn.
Những con ma Halloween thì ngược lại thường được người ta miêu tả là đáng sợ và ác độc hơn, đồng thời những phong tục tập quán và mê tín khiến nó càng đáng sợ.
Bên cạnh đó họ cũng tránh đi qua những con đường có mèo đen vì sợ rằng chúng đem lại những điều không may mắn.
Ý tưởng này bắt nguồn từ thời Trung cổ, khi nhiều người tin rằng phù thủy tránh bị phát hiện bằng cách biến thành mèo đen.
Ngoài ra mọi người không muốn đi qua bên dưới cái thang.
Điều này bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại khi họ tin rằng hình tam giác là linh thiêng (nó cũng có thể liên quan đến thực tế là ở dưới một chiếc thang nghiêng khá là nguy hiểm).
Đặc biệt trong lễ Halloween nhiều người cố gắng tránh làm vỡ gương, giẫm nên vết nứt trên đường hay làm đổ muối.
Truyền thuyết về mèo đen và ma trong ngày Halloween
Nghi lễ mai mối Halloween và các nghi lễ ít được biết đến hơn
Nhiều nghi lễ đã lỗi thời thường tập trung vào tương lai thay vì quá khứ và người sống thay vì người chết.
Đặc biệt nhiều người đã giúp những thiếu nữ xác định người chồng tương lai của mình và động viên họ rằng một ngày nào đó họ sẽ may mắn kết hôn vào dịp Halloween.
Ở Ireland thế kỷ 18, một đầu bếp nữ đã mai mối bằng cách giấu chiến nhẫn vào khoai tây nghiền đêm Halloween với hy vọng mang lại tình yêu đích thực cho vị khác đã tìm thấy nó.
Ở Scotland, các thầy bói khuyên 1 phụ nữ trẻ đặt tên hạt phỉ cho mỗi người cầu hôn mình và ném vào lò sưởi. Hạt cháy thành tro chứ không nổ tung chính là đại diện cho người chồng tương lai của cô.
Trong một số dị bản khác của truyền thuyết này nói ngược lại rằng: Hạt bị cháy tượng trưng cho một tình yêu không bền vững.
Một câu chuyện khác kể rằng nếu một thiếu nữ ăn một món pha chế có đường làm từ hạt óc chó, quả phỉ và hạt nhục đậu khấu trước khi ngủ vào đêm Halloween thì cô ấy sẽ mơ về người chồng tương lai của mình.
Nhiều cô gái khác thì ném vỏ táo qua vai và hy vọng vỏ sẽ rơi xuống sàn theo hình chữ cái đầu tiên của người chồng tương lai.
Một số cô gái thì tìm hiểu tương lai của mình bằng cách nhìn vào lòng đỏ trứng nổi trong bát nước và đứng trước gương trong phòng tối, cầm nến và nhìn qua vai để tìm khuôn mặt của chồng.
Ngoài ra có những nghi lễ cạnh tranh hơn khi trong một số bữa tiệc Halloween, vị khách đầu tiên tìm thấy phôi hạt dẻ trong trò chơi săn hạt dẻ sẽ là người đầu tiên kết hôn.
Ở những nơi khác người đầu tiên thành công trong trò lấy táo sẽ là người đầu tiên kết hôn.
Có nhiều nghi lễ về mai mối ngày Halloween
Ngày Halloween ở Việt Nam
Tại Việt Nam lễ hội Halloween cũng dần trở nên phổ biến với giới trẻ. Có nhiều địa điểm như các trường học từ đại học cho đến mẫu giáo.
Cũng có rất nhiều bạn trẻ đổ ra đường trên phố đi bộ hóa trang thành những nhân vật. Phụ huynh cũng dẫn con mình ra đường, vào những trung tâm thương mại chơi để tận hưởng không khí lễ hội Halloween.
Cũng có nhiều gia đình tổ chức những bữa tiệc nhỏ, cả gia đình quây quần bên nhau làm những món ăn mời bạn bè, người thân đến chung vui.
Nhóm bạn bè hoặc các cặp đôi có thể cùng nhau xem những bộ phim hay về ngày lễ Halloween.
Mặc dù việc du nhập văn hóa phương Tây với những tín ngưỡng và mê tín có những điểm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến văn hóa Việt Nam.
Nhưng nói chung ngày lễ Halloween cũng giúp mọi người có thêm một ngày lễ đặc biệt để có thể vui chơi, giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi.
Giới trẻ Việt Nam cũng vui vẻ đón Halloween
Trên đây là bài viết về ngày Halloween và những điều bạn có thể chưa biết về ngày lễ này. Bạn có thể tìm đọc nhiều bài viết khác trên thanhnienvietnam.edu.vn nhé!