Ngày lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ lớn ở các nước phương Tây nhưng lại rất xa lạ với người Việt Nam. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngày lễ này qua bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
Lễ Phục Sinh là ngày gì? Lễ Phục Sinh ngày nào?
Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Kitô giáo.
Lễ thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 5 hàng năm để tưởng niệm sự kiện chết và Phục Sinh của chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá.
Cách tính ngày lễ Phục Sinh: Lễ Phục Sinh sẽ rơi vào Chúa Nhật đầu tiên sau trăng tròn của ngày Xuân phân Bắc Bán Cầu (tức là sau ngày 21 tháng 3).
Như vậy, lễ Phục Sinh sẽ nằm trong khoảng từ 22 tháng 3 cho đến 25 tháng 4 Dương lịch. Vì áp dụng cả Dương lịch lẫn Âm lịch (ngày trăng tròn) nên cần phải dùng đến cả hai loại lịch.
Đây là cách tính quy định từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Để dễ nhớ hơn, bạn có thể xem ngày rằm trước ngày 25/4. Ngày rằm âm lịch rơi vào tuần nào thì Chủ nhật tuần đó là lễ Phục Sinh.
Lễ Phục Sinh là ngày lễ quan trọng của Kitô giáo
Ý nghĩa ngày Lễ Phục Sinh
Ngày lễ Phục Sinh có ý nghĩa rất quan trọng với người theo Kitô giáo. Người theo đạo tin rằng sau Chúa Giêsu bị đóng đinh và chết trên thập tự giá đã Phục Sinh và trở lên Thiên Quốc trong khải hoàn ca.
Do Chúa Giêsu đã vượt qua cái chết và phục sinh nên tín đồ tin rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cuộc sống vĩnh cửu.
Với niềm tin đó họ cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh và hàng tuần trong ngày Chúa Nhật.
Lễ Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì đúng vào thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài.
Tạo Hóa thật diệu kỳ khi cành cây trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo chỉ sau một buổi nắng ấm từ mùa Xuân mang lại, các nụ con con hay lá non đã nhú trở lại trên cành cây.
Ngày lễ Phục Sinh mang niềm tin, hy vọng, sự tái sinh
Nguồn gốc ngày Lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh hàng năm để tưởng niệm sự kiện chết và Phục Sinh của chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá được người Kitô hữu tin là xảy ra khoảng năm 30 đến năm 33.
Phục Sinh cũng được coi là để chỉ một mùa trong phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh kéo dài 50 ngày từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.
Ngày lễ Phục Sinh nguồn gốc dựa nhiều vào lễ Vượt qua của Do Thái giáo.
Người Kitô hữu tin sự kiện chúa Giêsu chết rồi phục sinh đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo (Giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên Thiên Đàng mà Người đã trao ban).
Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về Lễ Phục sinh của Kitô giáo nhưng có nói về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ II, Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus, Smyrne… theo sát với truyền thống Do Thái giáo.
Họ mừng lễ Phục Sinh theo ngày 14 tháng Nisan kể cả ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chết.
Giáo hội phương Tây tại Roma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng Lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày này.
Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 tháng Nisan của Do Thái hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không phải là một ngày Chủ nhật.
Một tuần trước lễ Phục Sinh được gọi là Tuần Thánh và được tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua).
Lễ Phục Sinh dựa nhiều vào lễ Vượt qua của Do Thái giáo
Hoạt động ngày Lễ Phục Sinh
Ngày lễ Phục Sinh là ngày của niềm hy vọng là ngày mà mọi người bày tỏ lòng biết ơn Chúa Giêsu yêu thương, che chở và soi sáng cho những người Kitô giáo. Các hoạt động tôn giáo diễn ra có thể kể đến là:
- Ăn chay kiêng thịt hãm mình: Nghĩa là chay ăn và chay thịt. Người Công giáo trong ngày Lễ tro và thứ 6 Tuần Thánh trước ngày Lễ 2 ngày phải kiêng thịt, đồ ăn vặt và thỏa mãn nhu cầu không cần thiết.
Mọi nguồn lực dư ra thường tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.
- Xếp hình lá lấy về từ Lễ Lá: Xếp lá với muôn vẻ hình dạng và tùy theo độ khéo tay của từng người.
- Đi đàng thánh giá: Ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Chúa Giêsu từ khi bị bắt cho đến khi chết.
- Rửa chân: Được lấy từ trong Kinh Thánh, trước khi Chúa Giêsu bị bắt đã rửa chân cho từng môn đệ và dặn mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào.
Hoạt động Rửa chân ngày lễ Phục Sinh
- Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: Thường có ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Hoạt cảnh dựa theo câu chuyện từ khi Giêsu bị bắt cho tới khi chết.
Ngoài ra đối với những người không theo đạo Kitô giáo thì có những hoạt động phi tôn giáo như:
- Trang trí trứng Phục Sinh: Trang trí quả trứng với đủ loại màu sắc, hình dạng.
- Đeo tai thỏ: Bắt nguồn từ truyền thuyết chú thỏ tặng quà tối trước Lễ Phục Sinh khá tương đồng với chuyện Ông già Noel.
- Săn trứng Phục Sinh: Giấu những quả trứng đã trang trí trong vườn và tổ chức cuộc thi tìm trứng và ai tìm nhiều nhất sẽ thắng. Trò này chủ yếu tại các nước Phương Tây và Bắc Mỹ.
- Đua lăn trứng Phục Sinh: Thứ 2 sau ngày Lễ Phục Sinh là cuộc thi lăn trứng và ai về sớm nhất sẽ thắng. Đây là sự kiện thường diễn ra tại Nhà Trắng nơi ở của Tổng thống Hoa Kỳ.
Trang trí và săn những quả trứng Phục Sinh
Các ngày quan trọng trong mùa Phục Sinh
Mùa Phục Sinh gồm một số ngày quan trọng sau:
- Palm Sunday (Chủ Nhật Lễ Lá): Bắt đầu cho mùa Phục Sinh là Chủ Nhật Lễ Lá, nói về câu chuyện Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem trước khi chịu khổ hình.
Khi Chúa Giêsu tới, người dân ở đây đã dùng những cành cọ để vẫy chào. Các nhà thờ từ đó có truyền thống sử dụng lá cọ trong các nghỉ lễ. - Holy Saturday (Thứ 7 tuần thánh): Là ngày Chúa Giêsu nằm trong mô sau khi bị đóng đinh chữ thập. Cũng là ngày nghỉ lễ ở một số nơi trong nước Mỹ, Úc, Phương Tây các văn phòng chính phủ vẫn đóng cửa trong khi các cửa hàng mở giới hạn giờ.
Các nhà thờ không có lễ đặc biệt trong ngày này, tuy nhiên ngày này lại phổ biến cho lễ đặt tên và tổ chức đám cưới. - Easter Sunday (Chủ Nhật Phục sinh): Ngày này kỷ niệm sự sống lại của Chúa Giêsu, nên Easter Sunday là sự kiện vui theo lịch của người Kitô Giáo. Các nhà thờ tràn ngập hoa và các trang trí màu vàng và trắng, các ca đoàn cùng ngân vang những bài hợp xướng đặc biệt.
Trẻ em được tặng quà là những quả trứng chocolate và tham gia chơi trò tìm trứng được trang điểm nhiều màu sắc ở các gia đình. Là ngày nghỉ lễ toàn quốc nên tất cả các hoạt động kinh doanh đều đóng cửa, tùy theo quy định của bang và vùng lãnh thổ. - Easter Monday (Thứ Hai Phục sinh): Easter Monday là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ liên quan tới lễ phục sinh. Hầu hết các hoạt động kinh doanh và trường hợp vẫn đóng cửa.
Trong khi đây là ngày kỷ niệm cuối cùng của sự kiện Chúa Giêsu sống lại, nhiều người tận dụng ngày này để tham dự các sự kiện hoặc tổ chức ăn uống trong gia đình.
Mùa Phục Sinh có một số ngày quan trọng
Các biểu tượng ngày Lễ Phục Sinh
Những biểu tượng đặc trưng của ngày Lễ Phục Sinh có thể kể đến như là:
- Trứng Phục Sinh: Không thể không nhắc đến Trứng Phục Sinh vào ngày lễ này. Những quả trứng màu sắc sặc sỡ với các nét vẽ trang trí, biểu tượng cho sức sống tươi mới mùa Xuân.
Trước Lễ Phục Sinh trong các cửa hàng, nhiều người tìm mua những hộp thuốc màu để vẽ trứng và trẻ con cực kỳ thích việc dùng những cây bút lông hoặc bút dạ để trang trí quả trứng.
Những vỏ trứng đã rút ruột được tô vẽ một cách đầy trìu mến bằng màu nước hoặc bút dạ sẽ được tết thêm dải băng xinh để trang trí cho vòng hoa Phục Sinh ở nhà.
- Thỏ Phục Sinh: Ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ.
Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara hay Easter. Tên của vị nữ thần mùa xuân này được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục sinh.
Truyền thuyết kể rằng một lần nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn nên muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng.
Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng ban cho nó khả năng đẻ trứng và chạy nhanh. Nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em khi Xuân về.
Sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận nên bị thần ném lên bầu trời và hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa Xuân để tặng những quả trứng.
- Hoa Phục Sinh: Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng chocolate cho trẻ em cả các loại hoa thường dùng như Thủy tiên, Uất kim cương, Phong tín tử, Cúc đồng, Bồ công anh, Mao cấn.
- Nến Phục sinh: Hình ảnh chiến nến Phục Sinh với ngọn lửa ấm áp, mang đến ánh sáng và sự che chở.
Lửa Phục Sinh được xem như thắp sáng chuỗi ngày dài đêm tối và là ngọn đèn soi sáng cho họ tìm đến những điều đúng đắn và sự bình an.
- Thịt Jambon: Jambon truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Thiên chúa giáo khắp thế giới vào lễ Phục sinh.
Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa Thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ còn mùa Xuân chính là lúc dùng loại thức ăn tích trữ này.
Do đó Jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục Sinh về.
- Chuông Phục sinh: Từ thứ 5 Tuần Thánh đến lễ Phục sinh, không được rung chuông nhà thờ.
Tại tòa thánh Vatican nằm giữa Rome, Italia các quả chuông tượng trưng được đưa về Rome và được Đức Thánh Cha ban phép lành.
Khi trở lại, chúng mang đầy trứng Phục Sinh và trên đường đi, được rải cho trẻ em và người lớn.
- Quần áo mới: Họ tin rằng mặc quần áo mới trong lễ Phục Sinh sẽ mang lại may mắn cho những ngày còn lại của năm.
Theo quan niệm, quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn – những yếu tố quan trọng của mỗi dịp Phục sinh hàng năm.
Đối với những người Công giáo, lễ Phục sinh còn thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng những điều tốt đẹp cũng là thông điệp mà ngày lễ này đang truyền tải tới người dân khắp nơi trên thế giới.
Thỏ và Trứng biểu tượng ngày lễ Phục Sinh
Trên đây là bài viết về những sự thật về ngày lễ Phục Sinh. Bạn có thể theo dõi thanhnienvietnam.edu.vn để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!