Ngày ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm có lẽ không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc cũng như là ý nghĩa của ngày lễ truyền thống này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
Cúng ông Công ông Táo ngày nào?
Từ xưa đến nay thì ai cũng biết rằng đúng vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình của gia chủ với Ngọc Hoàng.
Sau đó khi đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa trong mỗi gia đình của mình.
Mặc dù ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo về chầu trời nhưng ở Việt Nam mỗi vùng miền lại cúng vào những ngày khác nhau.
Miền Bắc thường làm lễ khá sớm bắt đầu từ ngày 20 và muộn nhất là vào 12h ngày 23. Miền Trung thì thường cúng đêm 22 rạng sáng ngày 23. Còn người dân Miền Nam thì cúng vào 20 – 23h tối khi họ cho rằng khi họ không dùng bếp nữa thì mới là lúc tiễn ông Công ông Táo về gặp Ngọc Hoàng.
Cúng ông Công ông Táo là phong tục của người Việt
Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Ông Táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, từ bé đến lớn trong gia đình. Ông quyết định sự may, rủi, phúc họa của gia đình gia chủ.
Ngoài ra ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ gia đình luôn bình yên. Vì thế lễ cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu ấm no, đầy đủ, sau đó mới là ý nghĩa thờ “thần Bếp” người giữ lửa trong gia đình.
Cứ mỗi 23 tháng Chạp hàng năm, ông Táo lại cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, việc tốt, xấu của mỗi gia đình trong một năm dưới hạ giới.
Ngọc Hoàng và Thiên đình sẽ căn cứ vào đó để định đoạt công tội, thưởng phạt cho gia đình gia chủ.
Cá chép được coi là con vật rất linh thiêng vào ngày này. Cá chép thường gắn liền với hình ảnh “Cá chép vượt Vũ Môn” hay “Cá chép hóa rồng” trong truyền thuyết.
Cá chép mang biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền bỉ dẫn tới thành công. Nên sau khi cúng lễ xong các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem thả ở sông, ao, hồ…
Vào đêm Giao thừa cũng là lúc Táo Quân trở về hạ giới tiếp tục công việc trông coi nhà cửa và giữ lửa căn bếp cho gia đình.
Hình ảnh ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức của tất cả người Việt.
Vì vậy cứ đến dịp Tết ông Công ông Táo cưỡi cá chép về thiên đình thì người dân sẽ làm mâm cơm để tỏ lòng biết ơn và cả gia đình sẽ sum họp, quây quần bên nhau cùng nhau ăn uống, trò chuyện những câu chuyện về một năm đã trải qua.
Ông Táo là vị thần cai quản của mọi gia đình Việt
Nguồn gốc ngày ông Công ông Táo
Sự tích Táo Quân Việt Nam
Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ lần lượt là thần Đất, thần Nhà, thần Bếp của Lão giáo Trung Quốc nhưng khi về Việt Nam thành sự tích hai ông – một bà.
Sự tích kể rằng Thị Nhi lấy chồng là Trọng Cao. Tuy hai vợ chồng luôn yêu thương nhau nhưng lại không có được dù chủ một người con. Lâu dần người chồng hay kiếm chuyện và dằn vặt vợ.
Một lần chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ người Trọng Cao đánh đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà. Nàng đành bỏ nhà ra đi, lang thang đến nơi khác và gặp Phạm Lang. Hai người nảy sinh tình cảm và kết duyên thành vợ chồng.
Về phần Trọng Cao, chàng đã vô cùng ân hận về hành động của mình nên đã nhanh chóng đi tìm kiếm vợ mình.
Sau nhiều ngày kiếm tìm người vợ, tiền bạc và lương thực cạn kiệt thì anh đành phải trở thành kẻ ăn xin dọc đường. Đúng một hôm, anh ăn xin đúng nhà của Thị Nhi vào đúng lúc Phạm Lang đi vắng.
Dù rất bất ngờ nhưng cô đã rủ lòng thương và đã mời người chồng cũ vào nhà, nấu cơm thiết đãi. Nhưng lúc đó Phạm Lang lại trở về vì sợ chồng nghi oan nên cô đã giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn.
Nhưng đúng đêm ấy Phạm Lang đã đốt đống rạ đế lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy Thị Nhi hoảng hốt lao vào để cứu người chồng cũ, thấy vậy Lang cũng nhảy vào đống lửa để cứu vợ mình ra.
Kết cụ cả ba người đều chết cháy trong đám lửa đó. Câu chuyện khiến Ngọc Hoàng cảm động nên Ngọc Hoàng đã phong cho ba người là Táo Quân.
Lần lượt Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc bếp núc, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi nhà cửa, Thị Nhi là Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa.
Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch cả ba người sẽ cưỡi cá chép bay về Thiên Đình bẩm báo mọi việc lớn nhỏ trong mọi gia đình với Ngọc Hoàng.
Sự tích về Hai ông – một bà ở Việt Nam
Truyền thuyết Táo Quân Trung Quốc
Phổ biến nhất là chuyện Trương Táo Vương từ vùng Sơn Đông. Gia đình họ Trương có hai vợ chồng già sống cùng con trai Trương Lang và con dâu Quách Đinh Hương.
Trương Lang không thích làm ruộng bỏ nhà đi buôn để Đinh Hương ở nhà một mình vất vả cày ruộng, gánh vác công việc, chăm sóc cha mẹ chồng.
Năm năm sau, Trương Lang trở về đuổi Đinh Hương đi cưới Lý Hải Đường. Đinh Hương sau đó được một bà lão nhận về nuôi và trở thành con dâu bà sống cuộc sống hạnh phúc.
Một năm nọ, gia đình Trương Lang gặp họa cháy nhà, tài sản bị thiêu rụi, người vợ cũng mất, Trương Lang thì bị mù phải đi ăn xin.
Một hôm, anh đến nhà Đinh Hương ăn xin và được cô cho ăn cơm ngon canh ngọt và tặng thêm vàng bạc. Trương Lang ân hận và xấu hổ đâm đầu vào bếp lửa mà chết. Ngọc Hoàng biết chuyện sau đó đã phong anh làm Táo Vương cai quản chuyện bếp núc.
Còn nhiều dị bản khác gần như tương tự được lưu truyền như ở vùng Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, hai bên bờ sông Trường Giang…
Có dị bản còn nói thêm rằng người vợ vì thương chồng cũ nên cũng qua đời sau đó. Ngọc Hoàng Thượng đế phong người chồng cũ làm Táo thần và người vợ làm Táo vương bà bà.
Truyền thuyết về Táo Quân Trung Quốc khác Việt Nam
Nghi lễ cúng ngày Tết ông Công ông Táo
Đồ lễ để cúng ông Công ông Táo
Đồ lễ để cúng ông Công ông Táo theo quan niệm truyền thống bao gồm:
-
- Mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà): Chiếc mũ dành cho ông Táo thì có hai cánh chồn còn cho bà Táo thì không có cánh chuồn.
Những chiếc mũ được trang trí với các gương nhỏ tròn lòng lánh và những sợi dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
- Mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà): Chiếc mũ dành cho ông Táo thì có hai cánh chồn còn cho bà Táo thì không có cánh chuồn.
- Hương
- Đèn nến
- Lọ hoa tươi
- Mâm ngũ quả tươi
- Ba bộ mũ áo
- Hia hài Táo Quân
- Tiền vàng
- Cá chép: Miền Bắc, người dân cúng một con cá chép còn sống trong chậu nước với ý nghĩa “Cá chép hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được “phóng sinh” ra ao, hồ, sông… sau lễ cúng.
Miền Trung, người dân cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam, người dân cúng lễ đơn giản với mũ, áo, đôi hia bằng giấy.
Để đơn giản có gia đình chủ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm một chiếc áo, một đôi hia bằng giấy.
Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:
- Năm hành kim sẽ cúng màu vàng
- Năm hành mộc sẽ cúng màu trắng
- Năm hành thủy sẽ cúng màu xanh
- Năm hành hỏa sẽ cúng màu đỏ
- Năm hành thổ sẽ cúng màu đen
Đồ lễ để cúng ông Công ông Táo ở Việt Nam
Mâm cỗ cúng ngày Tết ông Công ông Táo
Tùy theo từng gia cảnh, từng gia đình thì ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta sẽ làm mâm cỗ mặn (xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hoặc lễ chay (trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…).
Ngoài ra có thể tham khảo mâm cỗ truyền thống cơ bản đầy đủ dưới đây:
- Thịt heo luộc
- Gà luộc hoặc quay
- Đĩa rau xào
- Hành muối
- Xôi gấc
- Giò heo
- Canh mọc
- Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
- Trái cây tươi, trà, rượu, trầu cau…
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
- 1 lọ hoa cúc
- 1 lọ hoa đào nhỏ
Với gia đình có trẻ con họ sẽ cúng Táo Quân một con gà luộc. Con gà luộc này thuộc loại gà cồ mới tập gáy (gà mới lớn) ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Ngày nay, mâm cúng được đơn giản rất nhiều và không bắt buộc phải đầy đủ tất cả như mâm cỗ truyền thống, phụ thuộc văn hóa mỗi miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị mỗi gia đình.
Nếu làm đơn giản chủ cần ba món chính là được. Đặc biệt mâm cúng ba miền đều có nét đặc trưng riêng không nơi nào giống nơi nào.
Ngoài ra cần chú ý nơi đặt mâm cỗ, nên đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để tỏ lòng thành kính.
Tùy vào mỗi gia đình mà chuẩn bị mâm đồ cúng khác nhau
Thờ cúng Táo Quân ở Trung Quốc
Người Trung Hoa xưa còn cho rằng mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào tối ngày cuối tháng âm lịch để báo cáo với Ngọc Hoàng. Nhưng sau này, mỗi năm vua bếp chỉ lên trời vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp.
Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo.
Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp “ăn” để bay và chở vua lên trời gọi là “cò bay ngựa chạy”.
Thờ cúng Táo Quân người Trung Quốc khác người Việt
Trên đây là bài viết về những sự thật ngày ông Công ông Táo mà có thể bạn chưa biết. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết khác trên thanhnienvietnam.edu.vn nhé!