Ngày vía Thần Tài không còn xa lạ gì với người Việt Nam khi đây là một ngày lễ gắn liền với phong tục tập quán và đặc biệt những người kinh doanh rất chú trọng vào ngày này để cầu tài lộc cả năm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngày lễ này qua bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
Ngày vía Thần Tài là ngày nào? 1 năm có bao nhiêu ngày vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng tức ngày mồng Mười Tết Nguyên Đán. Đây là ngày được người dân Việt Nam làm ngày thờ Thần Tài đầu năm.
Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm bởi vì trên thực tế những người kinh doanh vẫn thường thờ Thần Tài vào mùng 10 hàng tháng Âm lịch.
Ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch
Ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Vào ngày vía Thần Tài, nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán, người kinh doanh buôn bán sẽ khai trương, mở hàng, bán mì xưa, có nơi còn tổ chức múa lân có ông địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã.
Trong dịp này người dân còn tấp nập, đổ xô đi mua vàng để lấy “vía Thần Tài” để cầu may mắn, tài lộc cả năm. Ở miền Nam, người dân thường lấy cá lóc nướng hay cá lóc “vía Thần Tài” để cúng Thần Tài.
Ngày này rất quan trọng với người kinh doanh, buôn bán vì họ luôn muốn may mắn, tài lộc cả năm nên họ rất coi trọng thờ cúng Thần Tài vào đúng ngày vía Thần Tài tháng Giêng.
Ngày này có ý nghĩa rất lớn với người kinh doanh, buôn bán
Nguồn gốc ngày vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài thực chất có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX. Ở Việt Nam cũng có nhiều sự tích giải thích về nguồn gốc ngày lễ này.
Đầu tiên cũng là phổ biến nhất là câu chuyện Thần Tài say rượu bị rơi xuống trần gian. Khi ông rơi xuống Hạ Giới không may đập đầu vào đá nên bất tỉnh.
Sáng ra, người dân thấy ông ăn mặc như diễn tuồng cải lương và tưởng ông bị điên nên đã mang quần áo ông đi bán.
Khi ông tỉnh dậy do hậu quả của việc đập đầu vào đá nên không nhớ mình là ai và không biết mình làm gì nên đã đi ăn xin.
Ông đi ăn xin vào một cửa hàng bán gà, vịt, heo quay buôn bán ế ẩm và được người chủ mời vào ăn.
Chuyện kỳ lạ ngay lập tức xảy ra khi từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách bỗng kéo đến nườm nượp kể cả cửa hàng đối diện mọi khi đông khách là vậy tự nhiên chuyển hết sang bên này ăn.
Sau này, người chủ thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn ngon, lại dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, sợ khách thấy thế không dám đến ăn nữa, lại vừa tốn kém đồ ăn nên đã đuổi ông đi.
Quán đối diện từ khi mất hết khách nên ế ẩm thấy thương người ăn mày nên đã cho Thần Tài vào ăn. Chuyện kỳ lạ lập tức xảy ra khi tất cả khách lại kéo qua quán bên này ăn uống rất đông.
Kể từ đó các hàng quán tranh nhau mời Thần Tài đến chỗ mình ăn. Sau đó người dân còn thương ông không 1 mảnh vải che thân liền dẫn ông đi mua quần áo.
Thật trùng hợp khi bộ quần áo ông được mua cho lại chính là bộ đồ trước kia của ông bị đem đi bán. Ngay sau khi mặc quán áo, mũ lên người Thần Tài liền nhớ ra mọi chuyện và trở về Thiên Đình.
Ngày ông bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng Giêng nên mọi người lấy ngày này là ngày vía Thần Tài.
Sự tích về Thần Tài say rượu rơi xuống Hạ Giới
Câu chuyện thứ hai được ít người biết đến nhưng lại giải thích thêm được ý nghĩa việc cúng kiếng ngày Thần Tài.
Tương truyền rằng ngày xưa có một lái buôn tên Âu Minh trong một lần đi qua hồ Thanh Thảo may mắn gặp vua Thủy Tề và được ban cho 1 gia nhân tên Như Nguyệt.
Từ ngày có Như Nguyệt, công việc làm ăn Âu Minh lên như diều gặp gió và nhanh chóng trở nên vô cùng giàu có. Vào một ngày dịp Tết, Như Nguyệt bị Âu Minh đánh không rõ lý do gì.
Quá sợ hãi, nàng bèn trốn vào đống rác và biến mất. Từ ngày đó công việc làm ăn của Âu Minh xuống dốc không phanh, tiền bạc đội nón ra đi.
Mọi người cho rằng Như Nguyệt chính là Thần Tài hiển linh mang đến tài lộc, may mắn nên đã lập bàn thờ cho cô.
Chính vì vậy, bàn thờ của Thần Tài luôn được đặt ở góc khuất và người ta cũng kiêng quét rác trong 3 ngày Tết để tránh quét mất tài lộc của nhà mình đi.
Những việc cần làm ngày vía Thần Tài
Mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may mắn
Một trong những phong tục tồn tại bao đời nay của người dân Việt mỗi khi đến mùng 10 tháng Giêng chính là mua vàng để cầu may mắn, tài lộc cả năm.
Vàng chính là biểu tượng của Thần Tài, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.
Theo quan niệm người xưa thường mua vàng miếng hoặc một cái nhẫn tròn trơn nhưng với sự thay đổi của ngày nay thì nhiều người còn lựa chọn mua những loại trang sức bằng vàng hay những chiếc nhẫn được chạm khắc, đính thêm đá hoặc những đồ vật phong thủy để ở nhà.
Người dân đổ xô đi mua vàng lấy “vía Thần Tài”
Mâm cúng ngày vía Thần Tài để cầu tài lộc
Ngày vía Thần Tài cần cúng các lễ vật như sau:
- Bộ tam sên, gồm 3 món: Thịt heo (luộc hoặc quay) 300g, trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) 3 quả và tôm hoặc cua luộc (3 con).
- Cá lóc nướng: Cá lóc nướng trui, để nguyên con. Việc cúng cá lóc nướng trui nguyên con như thế nhằm tưởng nhớ đến cha ông đã từng thiếu thốn trong giai đoạn khai hoang, chẳng màn chuyện ăn cá nguyên con còn vảy. Chỉ quan tâm đến nuôi dưỡng bản thân và đảm bảo được công việc.
- Mâm ngũ quả: Gồm các loại quả như cam, táo, xoài, dưa hấu, thanh long…
- Lọ hoa tươi: 1 lọ với những hoa có màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly,…).
- Giấy tiền vàng mã: 1 bộ.
- Thuốc lá: Cả gói và có 2 điếu thuốc thò đầu ra.
- Gạo và muối hột: Mỗi thứ 1 đĩa
- Khay vàng giấy: 1 khay
- 2 bát hương: 2 cây đèn nhỏ, 1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Nhưng cũng tùy gia đình và tùy vùng miền sẽ có những cách chuẩn bị mâm cỗ khác nhau bên trên là mâm cỗ cơ bản để mọi người tham khảo.
Mâm cúng ngày vía Thần Tài
Trên đây là bài viết về ngày vía Thần Tài trong phong tục tập quán người Việt. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết khác bổ ích trên thanhnienvietnam.edu.vn nhé!