Tết Hạ Nguyên là một trong những ngày lễ Tết quan trọng của Việt Nam. Đối với nhiều người Kinh thì ngày Tết này là chỉ là một ngày lễ bình thường nhưng đối với một số người đặc biệt là những dân tộc thiểu số thì đây là một ngày Tết vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Tết này nhé!
Table of Contents
Tết Hạ Nguyên là gì? Tết Hạ Nguyên ngày nào?
Tết Hạ Nguyên hay Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Lễ mừng lúa mới đối với dân tộc thiểu số quan trọng giống như Tết Nguyên Đán vậy. Lễ được tổ chức hàng năm với mục đích mùa màng thuận lợi và để cúng tạ các vị thần đã giúp dân có vụ mùa bội thu.
Tùy theo từng dân tộc và từng vùng miền thì sẽ có những điểm khác biệt nhưng điểm chung là các lễ hiến tế, ăn cơm mới.
Tết cơm mới thường được tổ chức sau khi kết thúc mùa vụ từ mùng 1 đến 15 (rằm) tháng 10 Âm lịch. Đa phần ở Việt Nam và cả Trung Quốc sẽ tổ chức vào rằm tháng 10 Âm lịch.
Tết Hạ Nguyên hay Lễ mừng lúa mới thường vào rằm tháng 10 Âm lịch
Ý nghĩa ngày Tết Hạ Nguyên Việt Nam
Tết Hạ Nguyên đã dần trở thành một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt. Ngày Tết này dần trở thành ngày lễ mang giá trị tâm linh sâu sắc của Việt Nam.
Mọi người thường làm việc thiện và cầu mong đức Phật phù hộ cũng như là được ông bà tổ tiên che chở.
- Cầu an và cầu siêu cho thân nhân: Đây là dịp mọi người cùng nhau đi chùa để cầu bình an, hạnh phúc cho những người thân trong gia đình và gửi tro cốt những người thân đã khuất lên chùa để cầu siêu cho họ.
Cầu an và cầu siêu cho người thân trong gia đình
- Tưởng nhớ công ơn Đức Phật, Bồ Tát và tổ tiên: Đây là một ngày lễ lớn của Phật Giáo có ý nghĩa tâm linh lớn đối với Phật Tử và người dân Việt Nam.
Mọi người sẽ hướng tới làm những điều thiện, loại bỏ không làm những điều ác để tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Đức Phật, Bồ Tát và tổ tiên.
Nhớ ơn Đức Phật, Bồ Tát và tổ tiên
- Hướng mọi người đến cái thiện và loại bỏ cái ác: Thông qua Tết Hạ Nguyên nhắc nhở mọi người về việc phải tự nguyện sống hướng thiện.
Ngày lễ hướng tâm hồn con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Nhà nhà người người làm lễ, cúng kiếng để nhớ ơn ông bà, tổ tiên, cha mẹ và những bậc tiền nhân.
Hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ
Nguồn gốc ngày Tết Hạ Nguyên
Sau mùa vụ tháng 8 xong xuôi, công việc đồng áng bắt đầu nhẹ nhàng hơn. Lúa gạo chất đầy kho, rơm rạ chất đống khô ráo, tươm tất.
Thời tiết bắt đầu lạnh dần nhưng vẫn được mùa, có lúa gạo mới để ăn, cuộc sống đầm ấm, no đủ. Lúc đó người nông dân thường nghĩ ngay đến việc đền ơn đáp nghĩa trời đất đã đem đến mưa thuận gió hòa.
Ngày Tết Hạ Nguyên được tổ chức như là một cách để tạ ơn thiên địa và tổ tiên.
Theo các tài liệu về phong tục tập quán dân gian, ngày xưa ngày Tết này được tổ chức vào mùng 1 hoặc mùng 10, cũng có thể là ngày rằm (15) tháng 10 Âm lịch hàng năm.
Theo quan niệm truyền thống đây là ngày Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống xem những chuyện tốt xấu dưới Hạ Giới rồi về bẩm báo với Ngọc Hoàng.
Khi đó mọi gia đình đều làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và đây cũng là dịp “tiến tân” cơm gạo mới cúng bái tổ tiên, ông bà.
Ngày Tết Hạ Nguyên mọi người đều mua quà, gạo nếp, những đặc sản giao mùa Thu Đông để biếu họ hàng, người thân, những người lớn tuổi để thể hiện sự hiếu thảo, tôn kính.
Tết cơm mới cổ xưa thì nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến, món ngon địa phương… thành mâm cỗ cúng thơm ngon dâng lên tổ tiên và thần linh.
Đây còn là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà Đức Phật đã truyền lại khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả nhà sẽ quây quần bên bếp lửa hồng, thưởng thức mâm cơm ấm cúng giữa tiết đông se lạnh.
Bắt nguồn từ việc thần Tam Thanh xuống Hạ Giới
Hoạt động ngày Tết Hạ Nguyên
Mỗi một vùng miền, mỗi một dân tộc sẽ có những phong tục tập quán vào ngày Tết Hạ Nguyên khác nhau. Thế nhưng vẫn có những hoạt động phổ biến như tặng quà, cúng bái, viếng chùa…
- Biếu quà cho cha mẹ, ông bà, những bậc tôn kính: Thường vào dịp này mọi người sẽ chọn gạo, nếp mới cùng những đặc sản giao mùa Thu Đông để thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn, lòng tôn kính với cha mẹ, ông bà và những người bề trên.
Biếu quà ông bà, cha mẹ, những bậc tôn kính
- Cúng tổ tiên cùng với thần Tam Bảo: Ngày Tết người người nhà nhà đều sẽ mua sắm hương hoa, đèn nến, nấu xôi gạo mới, món ăn đặc trưng… thành mâm cơm đầy đủ, tươm tất thành kính dâng lên tổ tiên và Tam Bảo.
Cúng tổ tiên, ông bà và thần Tam Bảo
- Lễ chùa và thắp hương: Đây là ngày các Phật Tử đi lễ chùa, lễ Phật để thắp hương cầu mong những điều bình an, hạnh phúc đến với mình và người thân trong gia đình.
Lễ chùa và thắp hương cầu mong bình an cho gia đình
Món ăn và văn khấn để cúng ngày Tết Hạ Nguyên
Văn khấn ngày Tết Hạ Nguyên
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………
Ngụ tại:…………………………………………………………….
Hôm nay là ngày mùng Một (hay mùng…..) tháng Mười, là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Trộm nghĩ rằng:
Cây cao bóng mát,
Quả tốt hương bay,
Công tài bồi xưa những ai gây,
Của quý hoá nay con cháu hưởng.
Ơn Trời Đất Phật Tiên,
Chư vị Tôn thần
Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng,
Kể công tân khổ biết là bao
Đến nay con cháu dồi dào,
Hưởng miếng trân cam
Nay nhân mùa gặt hái,
Gánh nếp tẻ đầu mùa
Nghĩ đến ơn xưa,
Cày bừa vun xới,
Sửa nồi cơm mới,
Kính cẩn dâng lên,
Thường tiên nếm trước
Mong nhờ Tổ phước,
Hòa cốc phong đăng,
Thóc lúa thêm tăng,
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới,
Con cháu được nhờ,
Lễ tuy đơn sơ,
Tỏ lòng thành kính.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Một số món ăn ngày Tết Hạ Nguyên
Món ăn vào ngày Tết Hạ Nguyên rất đa dạng đầy đủ từ những món chay cho đến những món mặn. Một số món ăn đặc trưng có thể kể đến như là các loại bánh, xôi, thịt lợn, thịt gà…
- Đậu mơ hấp lá sen: Xôi được hấp trong lá sen cùng đậu hũ béo mềm sẽ mang mùi thơm nhẹ, kèm theo đó là vị ngọt của nấm đông cô và hạt sen.
Tất cả hòa quyện tạo nên một mùi vị nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng khó cưỡng.
Đậu mơ hấp lá sen vô cùng hấp dẫn
- Xôi chiên phồng: Xôi được chiên phồng có hình tròn đều, màu vàng, giúp mâm cũng trở nên hấp dẫn hơn. Khi ăn sẽ cảm nhận được sự giòn rụm giúp tăng sự ngon miệng cho món ăn.
Xôi chiên phồng giòn rụm thơm ngon
- Bánh cúng: Bánh làm từ bột gạo xay dân dã mà chắc hẳn người dân miền Tây nào cũng biết. Từng chiếc bánh dẻo mịn, trắng nõn được gói bên trong chiếc lá chuối xanh mướt.
Khi thưởng thức sẽ cảm nhận chút vị mặn, một chút ngọt ngào, nhất là vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bánh cúng dẻo mịn, trắng nõn
- Xôi ngũ sắc: Xôi có màu sắc bắt mắt cùng với đủ vị ngọt ngào, thơm ngon. Chỉ cần đặt xôi và trang trí kiểu bông hoa với vài chiếc lá xung quanh.
Đơn giản vậy thôi là đã có ngay phần xôi ngũ sắc đẹp mắt, trang trọng để cúng rồi.
Xôi ngũ sắc vô cùng bắt mắt
- Bánh in: Từng chiếc bánh trắng ngần, tinh khiết với lớp bột mềm mịn, béo ngậy kết hợp nhân đậu xanh bùi bùi, ngọt ngọt.
Bánh in với nhân đậu xanh bùi bùi, ngọt ngọt
- Thịt lợn (heo) luộc: Từng thớ thịt được luộc vừa chín tới, mềm thơm, béo nhẹ kết hợp cùng nhiều loại rau tươi sống.
Đi kèm nước mắm nêm hoặc mắm tôm tạo cảm giác hài hòa và rất kích thích vị giác khi thưởng thức. Đây cũng là món ăn đơn giản nhưng được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn cho mâm cúng.
Thịt lợn luộc vô cùng đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn
- Thịt gà hấp: Gà là món ăn không thể thiếu đối với bất kỳ mâm lễ nào của người Việt. Gà sau khi hấp sở hữu lớp da vàng óng, căng bóng bắt mắt vô cùng.
Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được từng thớ thịt dai mềm, ngọt thơm tự nhiên. Khi được đặt lên, món này sẽ khiến mâm cúng trang trọng hơn rất nhiều.
Thịt gà không thể thiếu trong mâm cỗ cúng
Trên đây là bài viết về Tết Hạ Nguyên và những điều có thể bạn chưa biết. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác trên thanhnienvietnam.edu.vn nhé!