Table of Contents
Theo 1 tờ báo tin tuc the gioi đưa tin, Trung Quốc khẳng định chủ đề khởi kiện của Philippines không liên quan đến UNCLOS.
- giàn phơi thông minh
Ngày 7-12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố văn kiện tóm tắt về lập trường của Trung Quốc đối với quyền tài phán của Tòa án trọng tài quốc tế ở biển Đông. Theo trang tin điện tử
Ecns.cn (Trung Quốc), văn kiện khẳng định Tòa án trọng tài quốc tế không có quyền tài phán trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
- học bổng anh quốc
Chủ quyền không bao gồm UNCLOS
Văn kiện của Trung Quốc nêu bản chất của chủ đề khởi kiện lên Tòa án trọng tài quốc tế của Philippines là chủ quyền đối với một số cấu trúc hàng hải trên biển Đông vốn không liên quan đến Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Văn kiện khăng khăng cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo trên biển Đông và vùng biển lân cận, Philippines từ những năm 1970 đã chiếm đóng một số cấu trúc hàng hải của Trung Quốc ở biển Đông.
- giàn phơi nhập khẩu
Tại Manila ngày 11-9, Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin (giữa) xem triển lãm bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc đòi toàn bộ chủ quyền trên biển Đông là vô lý. Ảnh: AP
Đơn kiện của Philippines tóm tắt ba yêu sách. Văn kiện của Trung Quốc phản bác lại như sau:
– Philippines nêu quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông không phù hợp với UNCLOS. Ngược lại, Trung Quốc cho rằng theo luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ đất là cơ sở để quyết định quyền hàng hải. Chỉ sau khi chủ quyền trên biển Đông được xác định thì quyết định về phạm vi chủ quyền hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông mới đặt ra.
– Philippines nêu yêu sách của Trung Quốc về quyền dựa trên đá, các cấu trúc nổi khi thủy triều thấp trên biển Đông trong phạm vi 200 hải lý và xa hơn không phù hợp với UNCLOS. Trái lại, Trung Quốc cho rằng quyền hàng hải của các cấu trúc hàng hải ở biển Đông không thể được tách riêng khỏi vấn đề chủ quyền.
- học bổng đại học mỹ
– Philippines nêu Trung Quốc can thiệp bất hợp pháp đến quyền của Philippines theo UNCLOS. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng dựa trên chủ quyền đối với các cấu trúc hàng hải liên quan và quyền hàng hải từ các cấu trúc này, hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông là hợp pháp và chính đáng.
Văn kiện cho rằng Philippines yêu cầu Tòa án trọng tài quốc tế áp dụng UNCLOS để xác định phạm vi quyền hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông mà không xác định được trước các cấu trúc hàng hải liên quan là đi ngược các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế về giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Do chủ quyền lãnh thổ không nằm trong phạm vi của UNCLOS nên Trung Quốc cho rằng Tòa án trọng tài quốc tế không có quyền tài phán.
- du học mỹ
Thông qua đàm phán trực tiếp
Văn kiện của Trung Quốc nhấn mạnh Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm giải quyết trong hòa bình thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan. Văn kiện nêu liên quan đến vụ kiện của Philippines:
– Hàng loạt công cụ song phương giữa Philippines và Trung Quốc đều nêu rõ hai bên nhất trí hoặc cam kết giải quyết tranh chấp biển Đông bằng tham vấn và đàm phán hữu nghị.
– Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ghi rõ tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán sẽ được giải quyết thông qua đàm phán và tham vấn hữu nghị giữa các bên liên quan trực tiếp.
– Theo các điều 280, 281 và các điều khác của UNCLOS, tranh chấp liên quan giữa hai nước sẽ được giải quyết thông qua đàm phán, không trông cậy vào tòa án trọng tài hay các thủ tục bắt buộc khác.
Dưa trên các lập luận đó, Trung Quốc không chấp nhận Philippines khởi kiện. Trung Quốc cho rằng Philippines muốn thông qua tòa án gây áp lực chính trị với Trung Quốc, phủ nhận quyền hợp pháp của Trung Quốc ở biển Đông và theo đuổi một nghị quyết biển Đông riêng.
Philippines phá Tuyên bố năm 2006
Văn kiện của Trung Quốc cho rằng ngay cả khi chủ đề vụ kiện của Philippines có liên quan đến UNCLOS thì thuộc vào lĩnh vực phân định hàng hải và không có trong Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc.
Ngày 25-8-2006, Trung Quốc gửi tuyên bố lên tổng thư ký LHQ cho rằng Trung Quốc không chấp nhận bất cứ thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc nào của UNCLOS liên quan đến phân định hàng hải và các vấn đề khác liên quan.
Văn kiện cho rằng luật pháp quốc tế được áp dụng đối với phân định hàng hải bao gồm cả UNCLOS và luật pháp quốc tế chung.
Phân định hàng hải liên quan đến xem xét không chỉ quyền, ảnh hưởng của các cấu trúc hàng hải, nguyên tắc phương pháp phân định mà còn xem xét mọi yếu tố liên quan để đạt được một giải pháp công bằng.
Trong khi đó, chủ đề vụ kiện của Philippines chỉ có thể được xem xét theo khuôn khổ tổng thể hàng hải giữa hai nước, kết hợp với tất cả quyền và lợi ích liên quan được hưởng theo UNCLOS. Các vấn đề như luật pháp quốc tế chung, thực tế lịch sử trong khu vực cũng phải được xem xét.
Văn kiện đổ lỗi cho Philippines không tìm kiếm phán quyết của tòa án liên quan đến phân định hàng hải mà chỉ muốn tìm kiếm một quyết định rằng các cấu trúc hàng hải là một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
– Ngày 22-1-2013: Bộ Ngoại giao Philippines gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines tuyên bố Philippines khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế liên quan đến tranh chấp quyền tài phán hàng hải trên biển Đông.
– Ngày 19-2-2013: Trung Quốc trả lại công hàm kèm theo thông báo và tuyên bố yêu sách. Trung Quốc khẳng định không chấp nhận và không tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng.
Văn kiện Trung Quốc cho rằng theo luật pháp quốc tế, mỗi nước được tự do lựa chọn phương tiện giải quyết tranh chấp. Do đó, động thái không tham gia Tòa án trọng tài quốc tế của Trung Quốc là đúng luật quốc tế, quyền tự do lựa chọn phương tiện giải quyết tranh chấp của Trung Quốc phải được tôn trọng.