T4, 07 / 2022 3:00 chiều | admin2

Để làm 1 người sếp tốt là không hề đơn giản vì để có thể lấy được sự tin tưởng, tôn trọng đến từ những người cấp dưới là vô cùng khó. Vì thế người sếp phải biết cách nói chuyện với nhân viên cấp dưới và tạo động lực để nhân viên làm việc hiệu quả. Nếu muốn giao tiếp hiệu quả với nhân viên của mình bạn hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tầm quan trọng kỹ năng giao tiếp với cấp dưới

Đối với 1 nhà lãnh đạo hay 1 người sếp thực thụ thì giao tiếp với nhân viên cấp dưới là 1 trong những kỹ năng bắt buộc phải có bên cạnh những kỹ năng tổ chức quản lý hay kỹ năng chuyên môn. Giao tiếp còn là công cụ để nhà lãnh đạo có thể truyền tải mục đích, công việc mà mình muốn nhân viên phải đạt và làm được.

giao-tiep-voi-cap-duoi

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng lãnh đạo bắt buộc phải có

Những nguyên tắc vàng giao tiếp với cấp dưới

Chủ động giao tiếp với sự thân thiện và vui vẻ

Hãy chủ động giao tiếp với nhân viên của mình vì đôi khi họ gặp những khó khăn trong công việc hay những vấn đề trong cuộc sống ảnh hưởng đến công việc nhưng họ ngại nói ra. Hãy quan tâm nhân viên cấp dưới của mình nhiều hơn. Bên cạnh đó việc thể hiện thái độ thân thiện và tạo bầu không khí vui vẻ khi trò chuyện giúp nhân viên của bạn dễ dàng chia sẻ hơn. 

Ngoài ra giao tiếp thân thiện và vui vẻ còn góp phần tạo ra môi trường văn hóa giao tiếp nơi công sở thân thiện dễ gần để tất cả mọi người có thể làm việc thoải mái và hiệu quả.

Lắng nghe ý kiến và thấu hiểu

Khi bạn là sếp đừng sử dụng quyền lực của mình để đưa ra những quyết định đối với nhân viên của mình. Thay vì quyết định mang tính chủ quan hãy lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để có những quyết định khách quan hơn.

Bên cạnh đó việc lắng nghe ý kiến của nhân viên giúp cho bạn ngày càng thấu hiểu nhân viên và từ đó xây dựng lên những mối quan hệ bền chặt. Đối với nhân viên khi được sếp lắng nghe ý kiến và thấu hiểu thì họ sẽ cảm thấy được tầm quan trọng của họ đối với công việc, họ cảm thấy được tôn trọng và họ sẽ cống hiến hết mình trong công việc.

Xem thêm: TIP!! Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thấu hiểu lòng người

giao-tiep-voi-nhan-vien

Hãy lắng nghe ý kiến từ nhân viên của bạn

Thể hiện sự tôn trọng và bình tĩnh

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đặc biệt là trong những tình huống khiến bạn tức giận thì bạn cũng phải thể hiện sự tôn trọng nhân viên của mình.

Sự tôn trọng luôn đến từ 2 phía nếu bạn tôn trọng nhân viên của mình thì họ cũng sẽ tôn trọng lại bạn. Hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh và thật bình tĩnh để đưa ra những quyết định vì nếu bị chi phối của cảm xúc thì những quyết định sẽ không còn chính xác nữa. 

Tạo động lực cho cấp dưới

Khen chê được xem như là một công cụ để người lãnh đạo có thể tạo ra động lực cho nhân viên. Những lời khen biểu lộ sự ghi nhận thành tích của nhân viên cũng như để khuyến khích, động viên và giảm áp lực cho nhân viên.

Thế nhưng cũng cần thận trọng khi nếu khen quá mức sẽ dẫn đến nhân viên của bạn sẽ mắc bệnh ngôi sao. Chê cũng như vậy nếu chê đúng thì có thể khiến nhân viên hiểu ra điểm yếu và có động lực để khắc phục. Nếu chê quá mức sẽ tạo áp lực lớn cho nhân viên và họ cảm thấy như không được tôn trọng. 

giao-tiep-voi-nhan-vien

Khen chê đúng cách là cách tạo động lực cho nhân viên

Đóng góp ý kiến để cấp dưới hoàn thiện bản thân

Nhân viên đặc biệt là những bạn trẻ luôn có nhu cầu phát triển bản thân rất lớn vì thế nên giúp đỡ đóng góp giúp nhân viên hoàn thiện bản thân là vô cùng cần thiết.

Sếp luôn là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm vì vậy hãy đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn, chỉ dẫn cả trong công việc cũng như cuộc sống cho những nhân viên của mình để họ đạt được nhu cầu hoàn thiện bản thân mình.

Trên đây là bài viết giúp những bạn đã đang và sẽ làm sếp hoàn thiện kỹ năng nói chuyện với nhân viên cấp dưới. Để đọc thêm những bài viết bổ ích khác bạn có thể đọc thêm trên website thanhnienvietnam.edu.vn nhé! 

Bài viết cùng chuyên mục