Khi đi làm việc ở môi trường công ty mới ngoài việc khó khăn khi phải giao tiếp với đồng nghiệp mới thì giao tiếp với cấp trên hay sếp mới cũng khiến nhiều bạn trẻ lúng túng. Cách nói chuyện với sếp để tạo ấn tượng tốt ngay khi tiếp xúc mang lại thiện cảm có thể giúp công việc của bạn suôn sẻ hơn và sếp có thể hiểu, giúp đỡ bạn trong công việc mới. Hãy cùng chúng tôi nâng cao kỹ năng giao tiếp với sếp qua bài viết dưới đây!
Table of Contents
Kỹ năng giao tiếp với sếp đem lại lợi ích gì cho bạn?
Kỹ năng nói chuyện với sếp hay giao tiếp với sếp là một trong những kỹ năng không thể thiếu khi bạn đi làm ở bất kỳ đâu. Những bạn trẻ mới ra trường mới bắt đầu đi làm thường hay lúng túng khi đối diện với sếp. Sự thiếu tự tin đó dẫn việc lo sợ, tạo ra khoảng cách với người sếp của mình.
Nếu biết cách nói chuyện với sếp thì bạn sẽ giúp sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ tốt với sếp không chỉ trong công việc mà còn cả trong đời sống hàng ngày.
Mối quan hệ tốt giúp bạn phát triển hoàn thiện bản thân, có sự thăng tiến trong công việc tương lai và đặc biệt sẽ có được sự tôn trọng, tin tưởng đến từ sếp của mình.
Biết cách nói chuyện với sếp giúp xây dựng mối quan hệ tốt
Một số sai lầm trong cách giao tiếp với sếp
Sai lầm đầu tiên cũng là sai lầm có thể dẫn đến những sai lầm khác khi giao tiếp với sếp đó là mất bình tĩnh và tỏ ra run sợ. Tâm lý sợ khi đối mặt với sếp là do luôn nghĩ rằng nếu mình nói gì không vừa ý sẽ dẫn đến bị sếp quát mắng và thậm chí bị đuổi việc.
Luôn luôn mang tâm lý lo sợ rồi ngại giao tiếp với sếp vô hình chung sẽ tạo ra một bức tường ngăn cách giữa bạn và sếp.
Sai lầm thứ hai khi nói chuyện với sếp là trình bày quá dài dòng và chỉ chăm chăm trình bày vấn đề của mình chứ không quan tâm đến thái độ của sếp.
Sếp là người rất bận rộn nên họ chỉ muốn bạn đi thẳng vào vấn đề không dài dòng. Bên cạnh đó khi trình bày vấn đề cần phải quan tâm đến thái độ của sếp, đặt ra những câu hỏi khéo léo để có thể có sự tương tác qua lại trong một cuộc trò chuyện.
Sai lầm thứ ba là luôn tạo ra bầu không khi căng thẳng khi giao tiếp với sếp. Việc luôn sử dụng cách nói chuyện với sếp tạo ra sự căng thẳng thường gây ra những điều không có lợi cho mình.
Hãy thật thoải mái, thái độ hòa nhã, vui vẻ thậm chí thỉnh thoảng có thể thêm một số câu đùa để tạo ra một bầu không khí vui vẻ khi giao tiếp.
Tránh mắc những sai lầm trong giao tiếp với sếp
Xem thêm: Kĩ năng giao tiếp nơi công sở thông minh
Nghệ thuật giao tiếp với sếp giúp bạn thăng tiến
Nguyên tắc vàng khi nói chuyện với sếp
Nguyên tắc đầu tiên khi nói chuyện với sếp đó là phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng với sếp. Xây dựng sự bình đẳng ở đây không phải là bạn tỏ ra không tôn trọng sếp mà là mối quan hệ cùng hợp tác và phát triển. Bạn đừng chỉ là người đi làm công ăn lương mà thay vào đó hãy là người bạn, người cộng sự đáng tin cập của sếp bạn.
Nguyên tắc thứ hai là luôn giao tiếp với thái độ chân thành và thẳng thắn. Hãy dùng thái độ chân thành của bạn để nói chuyện với sếp lúc đó họ sẽ cảm nhận được và cũng sẽ đáp lại bằng sự chân thành. Thẳng thắn thể hiện quan điểm của bản thân và chấp nhận những lời góp ý thẳng thắn từ sếp sẽ giúp cả bạn và sếp hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Nguyên tắc tiếp theo là lắng nghe và thấu hiểu sếp. Sếp luôn muốn giao tiếp, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống và cả những cảm xúc của bản thân để bạn có thể hiểu hơn về công việc và hiểu hơn về con người sếp.
Vì vậy nếu bạn biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm bạn không chỉ tiếp thu được nhiều kiến thức mà còn hiểu hơn về sếp của mình để có những mối quan hệ tốt với sếp.
Nguyên tắc cuối cùng đó là hiểu rõ ranh giới và kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp. Sếp của bạn là người có tầm nhìn và họ luôn phải nghĩ cho tập thể. Vì vậy bạn không thể vì bản thân mình dẫn đến có những nhận định sai và chỉ trích về chiến lược mà sếp đưa ra để hướng đến tập thể.
Tất nhiên đôi khi bạn và sếp sẽ có những bất đồng trong công việc thế nhưng phải luôn kiểm soát cảm xúc bản thân và cùng với sếp đưa ra được những giải pháp giải quyết mâu thuẫn để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với sếp.
Xem thêm: Cách góp ý với sếp thể hiện bạn là một người tinh tế
Không quên những nguyên tắc để có cách giao tiếp tốt với sếp
Những kỹ năng cần để có cách giao tiếp tốt với sếp
Kỹ năng để bắt đầu cho một cuộc giao tiếp tốt đó là phải chuẩn bị thật kỹ càng. Mọi người luôn nói rằng sự chuẩn bị quyết định đến 80% sự thành công. Để giao tiếp với sếp thật tốt ngoài việc bạn phải chuẩn bị đầy đủ thông tin muốn trình bày, lường trước những câu hỏi của sếp thì bạn cũng cần phải chuẩn bị tinh thần thật tốt để có thể chủ động trong cuộc trò chuyện.
Kỹ năng cũng quan trọng trong việc giao tiếp với sếp đó là tiếp thu đóng góp, lắng nghe phê bình. Thật vậy, khi bạn làm việc không thể tránh được những sai sót hay những thiếu sót vì thế khi được sếp đóng góp bạn nên tiếp thu và chỉnh sửa để làm tốt hơn những lần sau.
Những lời phê bình và đóng góp của sếp có thể giúp bạn dần hoàn thiện bản thân và cũng có thể trở thành một người sếp trong tương lai.
Cuối cùng là bạn cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo phù hợp với người sếp của mình. Chẳng hạn đối với sếp nam bạn nên trình bày vấn đề rõ ràng, đi thẳng vào trọng tâm và một cách logic, khoa học. Còn đối với sếp nữ thì bạn cần sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt tạo ra cảm xúc khi trình bày vấn đề.
Ngoài ra, không phải lúc nào bạn cũng giao tiếp trực tiếp với sếp đôi khi bạn cũng phải giao tiếp gián tiếp với sếp thông qua email, tin nhắn, mạng xã hội… Chính vì vậy bạn cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp qua email, tin nhắn, mạng xã hội…
Trau dồi kỹ năng nói chuyện với sếp để tạo thiện cảm tốt
Cách ứng xử với sếp thông minh khôn khéo
Để có thể ứng xử với sếp một cách thông minh và khôn khéo nhất thì bạn nên coi sếp như với khách hàng. Sếp của bạn có thể khó tính cũng có thể khó tính hoặc có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cũng giống như khách hàng của bạn. Sếp cũng như một khách hàng luôn có những mong muốn, nhu cầu cần được thỏa mãn và cần bạn làm cho hài lòng.
Để có thể ứng xử một cách khôn khéo, phù hợp nhất thì bạn cần phải hiểu sếp của bạn. Hãy học cách quan sát người sếp của mình, sử dụng những cuộc giao tiếp trong công việc và ngoài công việc để hiểu người sếp của mình. Sau khi hiểu được thói quen, phong cách làm việc, lối sống, tính cách của sếp thì bạn lựa chọn những ngôn ngữ, lời nói, hành động phù hợp nhất.
Ngoài việc hiểu sếp của mình thì bạn cũng nên đề xuất nguyện vọng mong muốn với sếp để sếp hiểu thêm về bản thân bạn. Bản chất của giao tiếp ứng xử là từ hai phía vì vậy nếu bạn bày tỏ tâm tư nguyện vọng thì sếp hoàn toàn có thể đáp ứng lại điều đó. Khi có sự hiểu nhau giữa bạn và sếp thì mối quan hệ càng bền chặt hơn bao giờ hết.
Phải biết cách ứng xử thông minh và khôn khéo với sếp
Trên đây là bài viết về cách nói chuyện với sếp để giúp bạn có thêm kiến thức, kỹ năng giao tiếp với sếp của mình. Nếu bạn muốn nâng cao những kỹ năng khác có thể tham khảo những bài viết khác của thanhnienvietnam.edu.vn nhé!