T6, 07 / 2022 11:34 sáng | admin2

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng trong giao tiếp hiệu quả chỉ cần có thể trình bày diễn đạt tốt là đủ. Thế nhưng trên thực tế để có thể giao tiếp hiệu quả thì lắng nghe chiếm 1 phần không hề nhỏ một chút nào. Chính vì vậy để thành công trong giao tiếp hay lớn hơn là thành công trong sự nghiệp thì bạn phải có kỹ năng lắng nghe tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp qua bài viết dưới đây!

Khái niệm kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Lắng nghe là một kỹ năng nằm trong kỹ năng giao tiếp. Lắng nghe là việc chú ý nghe để tiếp nhận thông tin, hiểu, cảm nhận và diễn giải chính xác các thông điệp giao tiếp. Lắng nghe là chìa khóa để có thể giao tiếp hiệu quả và thành công.

Nhiều người vẫn lầm tưởng nghe và lắng nghe là một nhưng thực tế đây là 2 việc khác nhau. Lắng nghe cần phải chủ động tập trung để có thể hiểu trọn vẹn vấn đề còn nghe chỉ đơn thuần là hành động mang tính thụ động.

ki-nang-lang-nghe-trong-giao-tiep

Nghe và lắng nghe là 2 hành động khác nhau

Lợi ích của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp 

Lắng nghe luôn luôn đóng vai trò quan trọng để dẫn đến một cuộc giao tiếp hiệu quả và thành công. Người nói luôn muốn người nghe lắng nghe và thấu hiểu câu chuyện của mình. Người nghe cũng có nhu cầu lắng nghe, phản hồi, thể hiện cảm xúc với những thông tin mình nhận được.

Vì vậy lắng nghe giúp bạn xây dựng lên những mối quan hệ trong công việc cũng như ngoài cuộc sống. Ngoài ra lắng nghe còn có một số lợi ích khác như là:

  • Tiếp nhận thông tin đầy đủ, không bỏ sót thông tin quan trọng

  • Nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của bản thân

  • Xác định vấn đề và nhanh chóng đưa ra giải pháp

  • Tạo ra sự liên kết và xây dựng được lòng tin với người khác

  • Thể hiện sự tôn trọng từ đó duy trì được mối quan hệ tốt đẹp

Ngoài ra khi bạn lắng nghe tốt sẽ là tiền đề để bạn có thể rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp qua điện thoại. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng đặc biệt với những bạn làm tư vấn, sale, chăm sóc khách hàng…

ki-nang-lang-nghe-trong-giao-tiep.2Lắng nghe giúp bạn xây dựng những mối quan hệ

Phương pháp lắng nghe giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp

Tập trung lắng nghe, thấu hiểu

Việc đầu tiên để bạn có thể lắng nghe hiệu quả đó là phải thật tập trung lắng nghe. Bạn sẽ bỏ lỡ những thông tin quan trọng hay kiến thức bổ ích nếu như bạn không tập trung lắng nghe. Bên cạnh đó việc bạn chăm chú lắng nghe có thể giúp cho người nói cảm thấy được tôn trọng và quan tâm từ đó tạo được thiện cảm với họ.

Khi bạn lắng nghe tập trung bạn có thể thấu hiểu được những suy nghĩ, tâm tư của đối phương. Đôi khi có những người chỉ muốn một người có thể lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm cho câu chuyện của họ mà thôi. 

Không ngắt lời người khác

Những người hay ngắt lời người khác đó là những người không có khả năng lắng nghe giỏi. Muốn giao tiếp hiệu quả, thành công bạn phải để người nói có thể nói một cách thật thoải mái và tự nhiên nhất.

Nếu liên tục ngắt lời sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, không còn muốn chia sẻ nữa. Bên cạnh đó việc ngắt lời người khác thể hiện bạn là một người không lịch sự, thiếu tôn trọng người khác. 

Không phán xét, áp đặt đối phương

Để có thể trở thành người lắng nghe tốt thì bạn phải có một tư tưởng cởi mở. Bởi vì nếu bạn là một người bảo thủ luôn phán xét và áp đặt tư tưởng của mình lên người khác thì sẽ không ai muốn nói chuyện với bạn.

Bạn cần phải lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác bên cạnh quan điểm của cá nhân bạn. Biết đâu khi bạn lắng nghe quan điểm của người khác sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể chính là cách bạn giao tiếp phi ngôn ngữ để bạn có thể thể hiện cảm xúc hoặc truyền đạt thông tin. Hãy thể hiện rằng bạn đang tập trung lắng nghe bằng ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt như gật đầu đồng tình, mỉm cười và tránh các hành động gây phân tâm.

Thông qua ngôn ngữ cơ thể người nói có thể cảm nhận được bạn đang lắng nghe một cách chú tâm và chân thành.

Xem thêm: Bật mí kỹ năng quan sát giúp bạn trở nên khác biệt

sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu qủa

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện cảm xúc khi lắng nghe

Đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến cá nhân

Việc đặt câu hỏi thể hiện rằng bạn lắng nghe chăm chú và quan tâm đến điều mà họ đang chia sẻ. Tuy nhiên bạn cần phải đặt câu hỏi hợp lý và lựa chọn đúng thời điểm đặt câu hỏi. Bạn nên đặt câu hỏi mở nếu muốn khai thác hoặc làm rõ thêm thông tin và đặt câu hỏi đóng để xác nhận lại điều bạn đang thắc mắc.

Bạn cũng cần lựa chọn thời điểm khi họ trình bày xong vấn đề để đặt câu hỏi. Bên cạnh việc đặt câu hỏi bạn cũng cần phải phản hồi và đưa ra những ý kiến cá nhân. Những ý kiến phản hồi của bạn giúp đối phương cảm thấy hứng thú và mở lòng chia sẻ nhiều hơn nữa. Nhưng cũng đừng phản hồi một cách hời hợt như vậy sẽ làm họ cảm thấy khó chịu.

kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi mở

Đặt câu hỏi và nêu ý kiến thể hiện bạn chăm chú lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thuyết trình

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thuyết trình cũng giống như trong những trường hợp lắng nghe khác. Bạn nên tập trung lắng nghe để không bỏ sót những thông tin quan trọng, ghi chép lại những thông tin để không bị quên, không nên làm những hành động gây phân tâm cho bản thân và người khác. Khi họ kết thúc thuyết trình hãy xem lại ghi chép và nêu quan điểm, đặt câu hỏi về những thắc mắc về nội dung mà bạn chưa rõ trong bài thuyết trình của họ.

Kỹ năng lắng nghe và tập trung ghi những điều quan trọng

Lắng nghe tập trung và ghi chép những thông tin cần thiết 

Ví dụ kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp và sách tham khảo

Ví dụ về câu chuyện của Dale Carnegie: Một ngày nọ, Dale Carnegie đến New York để tham dự một bữa tối quan trọng. Tại bữa tối này, ông đã gặp một nhà thực vật học nổi tiếng thế giới. Dale Carnegie từ đầu đến cuối không nói được mấy câu với nhà thực vật học mà chỉ chăm chú lắng nghe. Sau khi bữa tối kết thúc, nhà thực vật học đã hết lòng ca ngợi Dale Carnegie với chủ nhà. Nói rằng Dale Carnegie là một người “truyền cảm hứng” cho bữa tối. Và thậm chí là một “bậc thầy trò chuyện thú vị”. 

Thật ra, Carnegie không nói nhiều, chỉ lắng nghe một cách chăm chú, nhưng lại giành được sự ưu ái của nhà thực vật học. Đây chỉ là một ví dụ thể hiện rằng chỉ cần biết cách lắng nghe hiệu quả thì bạn hoàn toàn có thể xây dựng được một mối quan hệ. 

Ngoài ra để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình bạn cũng có thể tìm đọc những quyển sách nổi tiếng một trong những quyển sách đó là “Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp – Hiraki Noriko”.

Vừa rồi là bài viết giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác bạn có thể truy cập website thanhnienvietnam.edu.vn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục