T6, 08 / 2022 3:24 chiều | admin2
máy đo cod cầm tay
máy đo cod cầm tay
nhập dồi sụn giá sỉ hà nội
nhập dồi sụn giá sỉ hà nội
kinh nghiệm mở xe đẩy bánh mì
kinh nghiệm mở xe đẩy bánh mì
bóng đèn xe nâng
bóng đèn xe nâng
máy đo gps rtk
máy đo gps rtk
keo dán khe hở gỗ
keo dán khe hở gỗ
hibiki master select
hibiki master select
quan trắc khí thải công nghiệp
quan trắc khí thải công nghiệp
giá ống ren inox
giá ống ren inox

Ngành tài chính ngân hàng luôn là một trong những ngành hot đặc biệt với giới trẻ. Thế nhưng có rất nhiều trường đào tạo ngành này vì vậy khiến các bạn hoang mang không biết chọn trường nào. Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi tài chính ngân hàng học trường nào và trường nào tốt nhất qua bài viết dưới đây!

Ngành tài chính ngân hàng là gì?

Tài chính – Ngân hàng (Finance and Banking) là ngành học về tài chính và là việc về tiền tệ. Tiền tệ luôn đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của nền kinh tế.

Sự luân chuyển của tiền tệ được so sánh như những mạch máu trong cơ thể con người đảm bảo sự sống và hoạt động của tất cả các hệ thống khác.

Nói một cách dễ hiểu thì ngành tài chính ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh về tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả nội địa và quốc tế.

Tài chính – Ngân hàng còn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như là Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…

Do đó nghề nghiệp liên quan Tài chính – ngân hàng luôn khá hấp dẫn dù cho nền kinh tế có bị suy thoái vì chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.

Ngành Tài chính ngân hàng có mã ngành khi đăng ký là 7340201

tai-chinh-ngan-hang-hoc-truong-nao-2

Tài chính – Ngân hàng làm việc chủ yếu về tiền tệ

Ngành tài chính ngân hàng học gì?

Sinh viên trong các trường Tài chính – Ngân hàng được đào tạo và cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.

Sinh viên được nắm bắt những kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại, có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.

Ngoài ra còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.

Không chỉ được đào tạo về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn mà còn được trang bị những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, quản lý thời gian, tư duy phản biện, phân tích, làm việc nhóm…

tai-chinh-ngan-hang-hoc-truong-nao-3

Được cung cấp kiến thức về tài chính và kỹ năng mềm cần có

Để theo tài chính ngân hàng cần tố chất gì?

Để trở thành 1 chuyên gia trong ngành tài chính ngân hàng thì cần phải có một số tố chất sau:

  • Có khả năng tư duy logic, tính toán và phải có một trí nhớ tốt bởi vì phải thường xuyên làm việc với những con số và phép tính vô cùng phức tạp
  • Cần phải luôn cẩn thận, trung thực và chính xác vì luôn phải làm việc với tiền tệ và phải lấy được niềm tin nơi khách hàng và doanh nghiệp.
  • Thực sự có niềm đam mê, nhiệt huyết và năng động, sáng tạo
  • Sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ liên quan đến tin học văn phòng và có vốn ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh tốt
  • Có thể làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập, chịu được áp lực cao và biết quản lý sử dụng thời gian hiệu quả.

tai-chinh-ngan-hang-hoc-truong-nao-4

Cần có 1 số tố chất để theo ngành này

Học tài chính ngân hàng ra làm gì và mức lương bao nhiêu?

Sau khi học xong ngành tài chính ngân hàng thì bạn có thể lựa chọn một số công việc như sau:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng 
  • Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại 
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế 
  • Nhân viên kinh doanh ngoại tệ 
  • Chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, doanh nghiệp
  • Tổ chức, điều hành công tác tài chính và kế toán hoặc tư vấn về lĩnh vực tài chính.
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ 
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn 
  • Chuyên viên tài trợ thương mại 
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp 
  • Chuyên viên định giá tài sản 
  • Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán 
  • Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp 
  • Giảng viên ngành tài chính ngân hàng…

Các bạn có thể được làm việc ở những cơ quan như là:

  • Ngân hàng thương mại 
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư…) 
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng trung ương,  Cục Thuế, Hải quan 
  • Công ty kiểm toán 
  • Công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán 
  • Bộ phần tài chính của các công ty, tập đoàn vừa và lớn 
  • Phòng Kế hoạch – Tài chính của Các trường đại học, học viện, cao đẳng

Theo thống kê thì trung bình thu nhập trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đạt mức hơn 20 triệu/tháng. 

Ngoài lương chính thức thì còn được hưởng nhiều khoản thu nhập khác như phụ cấp, thưởng theo dự án, thưởng cuối năm… 

Triển vọng thăng tiến công việc cũng là một trong những điểm hấp dẫn của Tài chính – Ngân hàng.

tai-chinh-ngan-hang-hoc-truong-nao-5

Có nhiều công việc và mức thu nhập cao

Vì sao ngành tài chính ngân hàng lại hot?

Không thể phủ nhận sức nóng của ngành Tài chính – Ngân hàng thế nhưng tại sao ngành này lại trở nên hot đến vậy đặc biệt là giới trẻ.

Dưới đây là một số lý do chính để ngành Tài chính – Ngân hàng có sức hút mạnh mẽ đến giới trẻ hay thế hệ Gen Z hiện nay.

Tràn đầy thử thách nhưng cũng có cơ hội thăng tiến cao

Thương mại hay cán cân tài chính, kinh doanh, kinh tế toàn cầu thay đổi từng giây từng phút khiến tốc độ tăng trưởng ngành này luôn diễn ra nhanh chóng và đa dạng. 

Vì vậy đòi hỏi bất cứ ai cũng phải nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được những mục tiêu. 

Sự biến động mạnh mẽ của các con số trong giao dịch kết hợp tiếng vang của sàn giao dịch khiến cho công việc trở nên vô cùng hấp dẫn, thú vị và không kém phần kích thích.

Cơ hội được đào tạo và phát triển chuyên nghiệp

Được làm việc trong môi trường ngân hàng hay các doanh nghiệp lâu đời đem đến cơ hội được đào tạo và phát triển theo hướng đi đã được thử nghiệm và kiểm tra nhiều lần trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào dấu mốc thăng tiến trong sự nghiệp của mình thì bạn hoàn toàn có cơ hội được cấp bằng chuyên môn phù hợp với năng lực của bản thân.

Việc đào tạo và phát triển nhân lực là một trong những mục tiêu được doanh nghiệp và ngân hàng coi trọng thì không có lý do gì ngành này không trở thành 1 trong những ngành được chào đón mạnh mẽ.

Mức lương cao và đãi ngộ hấp dẫn

Mức lương trung bình khởi điểm khi sinh viên ra trường luôn đứng đầu các ngành cao gấp 1,5 – 2 lần mặt bằng chung. 

Tiếp đó là mức đãi ngộ từ các ngân hàng và doanh nghiệp như chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, du lịch, trợ cấp, bữa ăn…

Đặc biệt điểm hấp dẫn nhất trong ngành này đó là những khoản tiền thưởng. Đây chính là động lực chính khiến nhiều người làm thêm giờ và làm cả cuối tuần.

Trong một báo cáo gần đây, 15 ngân hàng đầu tư hàng đầu đã tuyển 900 sinh viên tốt nghiệp nhưng ít hơn so với dự kiến. Điều này thể hiện sự cạnh tranh gay gắt của ngành Tài chính – Ngân hàng.

Cơ hội du lịch & làm việc ở nước ngoài

Cơ hội du lịch và làm việc ở nước ngoài là vô cùng nhiều với ngành công nghiệp toàn cầu này. 

Đây là 1 lĩnh vực phổ biến trên thế giới nên bạn có thể có cơ hội ở rất nhiều trung tâm tài chính lớn khác nhau như New York, Singapore, Hồng Kông, Tokyo…

Nếu bạn có tài năng hoặc may mắn bạn sẽ có cơ hội được đào tạo sau đại học ở những quốc gia hàng đầu về tài chính.

Kế hoạch nghề nghiệp dài hạn

Khi đã vượt qua được vòng sơ tuyển nộp đơn và phỏng vấn cô cùng khó khăn, sau đó được làm việc ở những công ty tài chính nổi tiếng thì bạn sẽ luôn được các nhà tuyển dụng săn đón và đánh giá cao.

Ngoài ra việc bạn được đào tạo sau đại học khi đã có những kiến thức, kinh nghiệm thì cũng trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy những kiến thức từ những trường đại học top đầu rất quan trọng với bạn.

Đặc biệt nếu bạn có tham vọng Startup thì các kiến thức này là vô cùng quan trọng. Rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khởi nghiệp thành công trong ngành này.

tai-chinh-ngan-hang-hoc-truong-nao-6

Ngành Tài chính – Ngân hàng rất thu hút các bạn trẻ

Tài chính ngân hàng học trường nào và điểm chuẩn tham khảo

Ngành Tài chính – Ngân hàng được rất nhiều trường đại học về kinh tế Việt Nam đào tạo trải dài từ Nam ra Bắc.

Khu vực miền Bắc

Các trường top đầu ở miền Bắc có thể kể đến như là:

  • Học viện Ngân hàng 
  • Học viện Tài chính 
  • Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội 
  • Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân 
  • Trường Đại học Hà Nội 
  • Trường Đại học Thương Mại 
  • Trường Đại học Công nghiệp 
  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 
  • Trường Đại học Công đoàn 
  • Trường Đại học Điện lực

Khu vực miền Nam

Các trường top đầu miền Nam bạn có thể tham khảo là:

  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing 
  • Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 
  • Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM 
  • Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM 
  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 
  • Trường Đại học kinh tế – Tài chính TP. HCM (UEF) 
  • Trường Đại học Kinh tế Luật 
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng 
  • Trường Đại học Mở TP.HCM 
  • Trường Đại học Sài Gòn

tai-chinh-ngan-hang-hoc-truong-nao-7

Rất nhiều trường đào tạo Tài chính – Ngân hàng từ Nam ra Bắc

Các khối thi ngành tài chính ngân hàng

Có 4 tổ hợp phổ biến xét tuyển vào khối ngành Tài chính – Ngân hàng:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa) 
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh) 
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh) 
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)

Ngoài ra còn những khối ít được sử dụng hơn như là:

  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh) 
  • Khối A04 (Toán, Lý, Địa) 
  • Khối A07 (Toán, Sử, Địa) 
  • Khối A08 (Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân) 
  • Khối A09 (Toán, Địa lí, GDCD) 
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn) 
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) 
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa) 
  • Khối C01 (Văn, Toán, Vật lý) 
  • Khối C03 (Văn, Toán, Sử) 
  • Khối C04 (Toán, Văn, Địa) 
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD) 
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH) 
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, GDCD) 
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp) 
  • Khối D09 (Toán, Sử, Anh) 
  • Khối D10 (Toán, Địa, Anh) 
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh) 
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

Chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng

Chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng các bạn có thể tham khảo dưới đây:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

Học phần bắt buộc 

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin 1, 2 

Đường lối cách mạng của 

Đảng cộng sản Việt Nam 

Tư tưởng Hồ Chí Minh 

Ngoại ngữ cơ bản 1, 2 

Toán cao cấp 1, 2 

Lý thuyết xác suất và thống kê toán 

Pháp luật đại cương 

Tin học đại cương 

Học phần tự chọn (Chọn 6 tín chỉ trong các học phần sau): 

Lịch sử các học thuyết kinh tế 

Xã hội học 

Quản lý hành chính công 

Kinh tế môi trường 

Kinh tế phát triển

II. KIẾN THỨC GDTC – GDQP 

Giáo dục thể chất (150 tiết) 

Giáo dục quốc phòng (165 tiết) 

III. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 

A/ KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH 

Kinh tế vĩ mô 

Kinh tế vi mô 

B/ KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH 

Ngoại ngữ chuyên ngành 1, 2 

Nguyên lý kế toán 

Pháp luật kinh tế 

Nguyên lý thống kê 

Tài chính tiền tệ 

Tin học ứng dụng 

Kinh tế lượng 

C/ KIẾN THỨC NGÀNH 

Quản lý tài chính công 

Thuế 

Bảo hiểm 

Hải quan 

Tài chính quốc tế 

Quản trị ngân hàng thương mại 1 

Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán 

Định giá tài sản 1 

D/ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 

Học phần bắt buộc 

Tài chính doanh nghiệp 1, 2, 3, 4 

Phân tích tài chính doanh nghiệp 

Học phần tự chọn (Chọn 2 tín chỉ trong các học phần sau): 

Quản trị tài chính công ty đa quốc gia 

Quản trị tín dụng quốc tế và nợ nước ngoài 

E/ KIẾN THỨC BỔ TRỢ 

Học phần bắt buộc 

Kế toán tài chính 1 

Kế toán quản trị 1 

Quản trị kinh doanh 

Thống kê doanh nghiệp 

Quản lý dự án 

Học phần tự chọn (Chọn 8 tín chỉ trong các học phần sau): 

Kinh tế quốc tế 1 

Mô hình toán kinh tế Internet & Thương mại điện tử 

Văn hoá doanh nghiệp 

Quan hệ công chúng 

Kiểm toán căn bản 

Khoa học quản lý 

Kinh doanh chứng khoán 1 

Kinh doanh bất động sản 1 

Kế toán tài chính 4 

Marketing căn bản 

Tài chính doanh nghiệp (giảng bằng tiếng Anh)

IV. THỰC TẬP CUỐI KHÓA, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thực tập cuối khóa 11 

Khóa luận tốt nghiệp 11

Các chuyên ngành của tài chính ngân hàng

Một số chuyên ngành tài chính ngân hàng có thể kể đến như là:

  • Chuyên ngành Quản lý tài chính công
  • Chuyên ngành về thuế
  • Chuyên ngành tài chính quốc tế
  • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính bảo hiểm
  • Chuyên ngành ngân hàng

tai-chinh-ngan-hang-hoc-truong-nao-8

Có rất nhiều chuyên ngành trong Tài chính – Ngân hàng

Điểm chuẩn và bí quyết chinh phục các trường tài chính ngân hàng

Dưới đây là điểm chuẩn các trường top đầu của ngành Tài chính – Ngân hàng 2021 để các bạn có thể tham khảo:

  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: 25.83 điểm 
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: 27.90 điểm 
  • Trường Đại học Ngoại thương: 28.80 điểm 
  • Trường Đại học Thương mại: 22,1 điểm 
  • Học viện Tài chính: 26.10 điểm (điểm phụ môn Toán: 8,8 điểm)
  • Học viện Ngân hàng: 26,5 điểm 
  • Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM: 25.25 điểm 
  • Trường Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM: 26.55 điểm

Ngành Tài chính – Ngân hàng liên quan rất nhiều đến tài chính, tiền tệ và các tư duy liên quan đến vốn đầu tư thị trường. 

Để học tốt và có hứng thú với ngành các bạn học sinh cần có tư duy logic của Toán học, Vật lý, Hóa học cũng như là kiến thức về Ngoại ngữ để có thêm cơ hội trải nghiệm, học tập bằng các tài liệu nước ngoài.

Tóm lại để chinh phục các trường top đầu về Tài chính – Ngân hàng các bạn nên học tốt những môn như Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn.

tai-chinh-ngan-hang-hoc-truong-nao-9

Học tốt Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn để chinh phục các trường top đầu

Trên đây là bài viết trả lời câu hỏi Tài chính Ngân hàng học trường nào và trường nào tốt nhất cùng với 1 số kiến thức cơ bản. Bạn có thể tìm đọc nhiều bài viết khác trên thanhnienvietnam.edu.vn nhé!

Bài viết cùng chuyên mục