Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Đó không phải là một điều ước…
Với sự hỗ trợ của công nghệ thì giáo viên có rất nhiều cách để truyền đạt kiến thức đến với học sinh nhưng làm thế nào cho đúng, hiệu quả là một chuyện hoàn toàn khác.
Table of Contents
Thích thú nhưng dễ sao nhãng:
Sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học thì giáo viên giảm đi công đoạn chép bài lên bảng đồng thời giảng qua công nghệ thì học sinh sẽ hứng thú nghe hơn rồi từ đó các em có thể cảm nhận, đánh giá bài học tốt hơn. Tuy nhiên một số giáo viên lại đang bị hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chính vì thế làm cho việc học mất cân bằng giữa các môn, các trường, các miền,… Ads: Dịch vụ hút bể phốt, thông tắc cống giá rẻ đảm bảo uy tín nhất tại Hà Nội.
Có một số ý kiến cho rằng bài giảng điện tử có tính tổng hợp cao, học sinh thường thích thú, nhưng vì có hình ảnh hoặc âm thanh xen kẽ bài giảng nên các em hay có sự bàn tán hay làm việc riêng dẫn đến gây mất trật tự và mất tập trung. Còn một lưu ý nữa là do lớp học đông, những học sinh ngồi cuối lớp sẽ hạn chế về việc nhìn bài giảng. Đồng thời giáo viên mang tính tổng hợp khi giảng do đó học sinh hiểu ngay tại chỗ nhưng sau đó quên rất nhanh.
Dễ rập khuôn, sao chép:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là đúng nhưng đừng bao giờ ảo tưởng về sức mạnh có thể thay đổi mọi thứ của chúng. Thực trạng cho thấy đáng báo động là các giáo viên dùng các bài giảng trên mạng có sẵn tải về làm của mình mà không hề chỉnh sửa để phù hợp với bài giảng của mình. Thế thì chúng ta đang lâm vào tình trạng đọc – chép truyền thống sang chế độ nhìn – chép hiện đại.
Phản tác dụng nếu không chuẩn bị kỹ:
Để có được bài giảng hay và có tính tích cực thì trước tiên giáo viên phải hiểu nhất định về công nghệ thông tin. Đồng thời phải dành nhiều thời gian đầu tư cho bài giảng của mình để có được những sáng kiến kinh nghiệm hay nhất.
Chúc các bạn thành công !!!