T6, 07 / 2022 8:48 chiều | admin2

Lãnh đạo hay sếp của bạn cũng là con người nên không ai hoàn hảo cả. Chính vì vậy sếp cũng có những lỗi lầm hay sai sót nếu bạn nhận ra điều đó đang làm ảnh hưởng đến công việc chung hãy góp ý với họ. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách góp ý với sếp thật khéo léo và tinh tế. Vì vậy qua bài viết chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách góp ý với sếp thật tinh tế để sếp của bạn đánh giá cao và cảm kích bạn! 

Đánh giá sếp có sẵn sàng lắng nghe hay không?

Nhiều nhân viên e ngại thậm chí lo sợ khi nêu ra ý kiến của mình có thể mất lòng sếp. Trên thực tế thì nhiều vị sếp sẵn sàng lắng nghe những đóng góp, ý kiến của nhân viên để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn. Nhưng cũng có một số vị sếp cảm thấy khó chịu nếu bạn góp ý cho họ.

Vì vậy bạn phải xem sếp của bạn có phải người biết lắng nghe hay không nếu có hãy góp ý cho họ thật chân thành.

Xem thêm: Cách nói chuyện với sếp để tạo ấn tượng ngay ngày đầu đi làm

cach-gop-y-sep-1

Đánh giá sếp có phải người biết lắng nghe hay không

Chuẩn bị thật kỹ và chọn đúng thời điểm để góp ý

Trước khi bạn góp ý cho sếp bất kỳ điều gì bạn hãy chuẩn bị thật kỹ nội dung cũng như là tinh thần. Khi bạn chuẩn bị kỹ bạn sẽ trình bày nó 1 cách rõ ràng, đầy đủ và thuyết phục được sếp của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần hiểu rằng sếp bạn thường rất bận rộn vì vậy cần phải chọn đúng thời điểm để góp ý.

Đặc biệt bạn nên chọn thời điểm chỉ có 2 người vì không ai muốn mình bị mất hình tượng của mình trước mặt người khác.

cach-gop-y-sep-2

Hãy chuẩn bị thật kỹ và lựa chọn thời điểm thích hợp để góp ý

Bắt đầu bằng một lời khen

Cách tốt nhất để sếp đón nhận ý kiến đóng góp của bạn một cách dễ dàng đó là hãy bắt đầu bằng những lời khen hay phản hồi tích cực. Hãy dành lời khen và đánh giá cao dành cho những gì họ đã làm được cho công việc. Khi họ cảm thấy được sự công nhận đến từ bạn thì những lời góp ý của bạn sẽ được họ ghi nhận và phản hồi tích cực.

Xem thêm: Học cách nịnh sếp có thực sự cần thiết?

cach-gop-y-sep-3

Bắt đầu bằng lời khen để họ tích cực ghi nhận ý kiến của bạn

Trình bày rõ ràng đi thẳng vào trọng tâm

Khi trình bày quan điểm của mình bạn cần phải trình bày thật rõ ràng, mạch lạc tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có. Bạn hãy trình bày thẳng vào trọng tâm vấn đề tránh lan man sẽ dẫn đến sếp của bạn sẽ cảm thấy khó chịu đặc biệt với những vị sếp khó tính

cach-gop-y-sep-4

Trình bày quan điểm cá nhân rõ ràng và đi thẳng trọng tâm

Sử dụng những lập luận có căn cứ

Để bạn có thể thuyết phục sếp bạn phải đưa ra những bằng chứng, dẫn chứng cụ thể rõ ràng. Khi bạn sử dụng những lập luận có căn cứ thì sếp sẽ lắng nghe và ghi nhận ý kiến của bạn. Ngoài ra những bằng chứng, dẫn chứng còn khiến ý kiến của bạn trở nên chặt chẽ và logic giúp bạn bảo vệ được ý kiến của bản thân.

cach-gop-y-sep-5

Hãy sử dụng những dẫn chứng bằng chứng để tăng tính thuyết phục

Không phán xét

Dù khó để đưa ra đánh giá khách quan nhưng hãy cố gắng đánh giá một cách công tâm nhất về sếp của bạn. Bạn bày tỏ sự quan tâm của bạn tới việc hướng mục tiêu chung của công ty. Hãy đảm bảo bạn không có những định kiến dẫn tới những phán xét không đúng về sếp.

cach-gop-y-sep-6

Đừng bao giờ phán xét sếp của bạn

Lắng nghe và thấu hiểu sếp

Bạn cũng phải lắng nghe ý kiến của sếp. Đôi khi sếp của bạn có những nỗi khổ riêng bạn cần phải lắng nghe và thấu hiểu cho họ. Đừng vội vàng tỏ thái độ không hài lòng khi chưa hiểu hết về sếp của bạn. Nếu bạn thấu hiểu được sếp của bạn thì bạn sẽ cảm thấy sếp của bạn tốt hơn bạn nghĩ rất nhiều.

cach-gop-y-sep-7

Hãy lắng nghe và thấu hiểu được nỗi khổ của sếp bạn 

Luôn thể hiện sự tôn trọng

Dù có sếp bạn có ra sao thì bạn luôn phải thể hiện sự tôn trọng đến người sếp của bạn. Nếu họ cảm thấy bạn luôn tôn trọng họ thì họ cũng sẽ tôn trọng lại bạn. Khi có được sự tôn trọng từ sếp của bạn thì ý kiến đóng góp của bạn sẽ có giá trị và được sếp đánh giá cao hơn.

cach-gop-y-sep-8

Tôn trọng sếp của bạn thì họ cũng sẽ tôn trọng bạn

Hiểu rõ ranh giới

Sếp của bạn có thể đạt được vị trí quản lý chứng tỏ sếp của bạn cũng phải nỗ lực rất nhiều và có những tầm nhìn xa hơn bạn rất nhiều. Vì vậy những lời góp ý của bạn nên tập trung vào những khía cạnh nhỏ vì những định hướng chiến lược dài hạn có thể bạn không thể hiểu hết được. Bạn chỉ nên nêu lên vấn đề hoặc đề xuất 1 số giải pháp mà thôi.

cach-gop-y-sep-9

Chỉ nên nêu lên một số vấn đề và đề xuất 1 số giải pháp

Tập trung vào tương lai chứ không phải quá khứ

Tất nhiên sếp của bạn không phải là người hoàn hảo thế nên những sai lầm là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn đừng nên nhắc lại những sai lầm trong quá khứ của họ mà bạn hãy đề xuất những ý tưởng, giải pháp trong tương lai. Quá khứ là thứ chúng ta không thể thay đổi vì vậy hãy thay đổi tương lai để nó trở nên tốt đẹp hơn.

cach-gop-y-sep-10

Bỏ qua những sai lầm cũ và hướng tới tương lai

Bạn vừa đọc xong bài viết chỉ bạn cách góp ý cho sếp của bạn để bạn và sếp cùng nhau hoàn thiện bản thân. Nếu muốn đọc thêm những bài viết hay khác có thể tìm đọc trên thanhnienvietnam.edu.vn nhé!

 

Bài viết cùng chuyên mục